QUÁ KHỨ “HẢO HÁN”
Lục lại hồ sơ của chiến lược gia người Hà Lan, không khó để nhận ra Van Gaal từng có khoảng thời gian “làm tình làm tội” các ngôi sao Nam Mỹ, đặc biệt là những người mang quốc tịch Brazil và Argentina tại Barcelona và Bayern Munich.
Ở nhiệm kỳ đầu của mình tại Barca (1997-2000), người Nam Mỹ đầu tiên Van Gaal cảm thấy “ngứa mắt” là cựu danh thủ người Brazil, Rivaldo. Đó là vào thời điểm năm 1999, khi Rivaldo được France Football bình chọn là Cầu thủ châu Âu xuất sắc nhất năm, tuyển thủ Brazil đã đưa ra yêu sách với Van Gaal đòi chơi ở vị trung tâm hơn là dạt cánh, và ngay lập tức đã bị chiến lược gia người Hà Lan đày ải lên băng ghế dự bị, với lí do “không có bất kỳ cầu thủ nào được phép lớn hơn đội bóng”.
Sau khi trở lại sân Nou Camp cho nhiệm kỳ 2 (2002-2003), động thái đầu tiên của Van Gaal là “dìm” Rivaldo. Rivaldo, khi đó đang là nhà ĐKVĐ World Cup, đã chào mừng Van Gaal bằng một phát biểu đầy tính thách thức: “Tôi không thích Van Gaal, và Van Gaal cũng chẳng ưa gì tôi”.
Lục lại hồ sơ của chiến lược gia người Hà Lan, không khó để nhận ra Van Gaal từng có khoảng thời gian “làm tình làm tội” các ngôi sao Nam Mỹ, đặc biệt là những người mang quốc tịch Brazil và Argentina tại Barcelona và Bayern Munich.
Ở nhiệm kỳ đầu của mình tại Barca (1997-2000), người Nam Mỹ đầu tiên Van Gaal cảm thấy “ngứa mắt” là cựu danh thủ người Brazil, Rivaldo. Đó là vào thời điểm năm 1999, khi Rivaldo được France Football bình chọn là Cầu thủ châu Âu xuất sắc nhất năm, tuyển thủ Brazil đã đưa ra yêu sách với Van Gaal đòi chơi ở vị trung tâm hơn là dạt cánh, và ngay lập tức đã bị chiến lược gia người Hà Lan đày ải lên băng ghế dự bị, với lí do “không có bất kỳ cầu thủ nào được phép lớn hơn đội bóng”.
Sau khi trở lại sân Nou Camp cho nhiệm kỳ 2 (2002-2003), động thái đầu tiên của Van Gaal là “dìm” Rivaldo. Rivaldo, khi đó đang là nhà ĐKVĐ World Cup, đã chào mừng Van Gaal bằng một phát biểu đầy tính thách thức: “Tôi không thích Van Gaal, và Van Gaal cũng chẳng ưa gì tôi”.
Kết quả của câu nói này là Rivaldo bị Barca giải phóng hợp đồng sớm hơn 1 năm và phải cuốn gói sang AC Milan. Sau đó, ngôi sao xứ Samba tiết lộ Van Gaal đã ghen tị với anh vì những thành tích đạt được tại World Cup 2002, bởi ĐT Hà Lan do Van Gaal dẫn dắt trước đó thậm chí còn không vượt qua được vòng loại.
Van Gaal từng mâu thuẫn cực điểm với Rivaldo (giữa)
Rivaldo ra đi, Van Gaal gần như ngay lập tức tìm được “người đóng thế” cho cầu thủ người Brazil tại Barca, theo cả khía cạnh chuyên môn lẫn những lùm xùm hậu trường với ông: tiền vệ người Argentina, Juan Roman Riquelme (đến Barca vào năm 2002). Sự nghiệp của Riquelme tưởng chừng như sẽ bước sang một trang mới khi anh rời Boca Juniors với 2 danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất Argentina trong 2 năm trước đó, nhưng kỳ vọng này sớm bị “Tulip thép” dập tắt bằng những cách đối xử vô cùng “bạo chúa”.
Bằng việc cho rằng thương vụ chiêu mộ Riquelme là “nhuốm màu chính trị”, và “không nhận được sự chấp thuận” từ ông, Van Gaal sau đó đã liên tiếp “ngó lơ” Riquelme, để mặc cho tiền vệ tài hoa này mỏi mòn trên băng ghế dự bị, trước khi miễn cưỡng dúi cho anh này một vị trí... chạy cánh khi nhận thấy sự phản đối đã quá gay gắt. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là khi Van Gaal dứt khoát “phủi tay” với tiền vệ xứ Tango: “Cậu không phải cầu thủ của tôi, hãy đi mà tìm cho mình một đội bóng khác”, để rồi ngay ở mùa bóng kế đó, Riquelme phải gia nhập Villarreal dưới dạng cho mượn.
Chưa hết, hơn nửa thập kỷ sau, khi nhậm chức HLV trưởng tại Bayern Munich (2009-2011), Van Gaal tiếp tục khiến phòng thay đồ của “Hùm Xám” trở thành một nỗi ám ảnh. Lần này là tới lượt trung vệ người Brazil, Lucio “dính chàm” với Van Gaal. Anh chính là người bị “Tulip thép” dằn mặt nhiều nhất trong đội hình Bayern, đến mức không thể chịu nổi và phải rời sang Italia đầu quân cho Inter Milan. Lucio từng tâm sự rằng anh đã nguyện gắn bó đến hết sự nghiệp với Bayern, nhưng điều đó đã bị ngắt quãng bởi sự “thiếu tôn trọng” mà anh phải nhận từ vị HLV người Hà Lan.
Van Gaal khiến các cầu thủ Bayern "sợ một phép"
HIỆN TẠI LẮM VẤN ĐỀ
Tờ The Sun (Anh) gần đây có tin Falcao tỏ ra không hài lòng với cách anh bị đối xử thiên vị ở M.U. Xét một cách khách quan theo tình thế hiện tại, Falcao xứng đáng có một suất đá chính trên hàng công M.U, khi Robin van Persie đã quá “chảy” so với mùa giải năm ngoái, và gần như chỉ có suất đá chính nhờ mối quan hệ thân quen với Van Gaal. Nếu Falcao có phản ánh thật, thì điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khổ nỗi anh lại đang chơi theo dạng cho mượn, và đang phải hết sức nỗ lực và cố gắng để “lấy lòng” Van Gaal và BLĐ M.U, nhằm được mua đứt vào mùa Hè năm nay.
Tuy nhiên, đến cả cô vợ Taron của Falcao cũng phải lên tiếng trên Instagram vì những nhận xét thiếu tính đóng góp của Van Gaal, rằng “Mãnh hổ” chỉ có thể lực đủ để chơi trong vòng 20 phút, và tốt hơn hết là “anh ta nên ngồi dự bị”. Taron cho rằng Falcao đã bình phục 100% và có thể chơi đủ 90 phút. Một trong những lí do nữa có thể ảnh hưởng đến quyết định đưa Falcao ra sân của Van Gaal là chân sút người Colombia chưa có được sự phối hợp tốt với “trò cưng” Van Persie. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Percy có lẽ là người nên nhường vị trí.
Liệu Van Gaal có đang "trù ẻo" Falcao?
Lí giải của Van Gaal về việc bỏ rơi Falcao ở trận đấu với Southampton vào cuối tuần trước, là bởi ông cần những sự phòng bị ở mảng phòng ngự cho Luke Shaw và Daley Blind, là không xác đáng, khi mà M.U khi đó được chơi trên sân nhà và đang rất cần điểm để bám đuổi Chelsea và Man City (hai đội đã cùng thắng ở những trận đấu trước đó). Có chăng HLV người Hà Lan đã quá tự tin vào việc đẩy Di Maria lên chơi tiền đạo cùng Van Persie (thực tế đã thất bại thảm hại), mà chỉ để một mình James Wilson (người có thể đá tiền đạo) trên ghế dự bị?
Rõ ràng sẽ không có chút gì hay ho nếu Van Gaal vẫn tiếp tục có định kiến với các cầu thủ Nam Mỹ nói riêng và châu Mỹ nói chung khi ông dẫn dắt M.U, nhất là khi đội bóng này đang trong giai đoạn chuyển giao cực kỳ nhạy cảm. Với việc có tới 9 cầu thủ đến từ các quốc gia Nam Mỹ, 1 người đến từ Trung Mỹ, chưa kể đến việc có 5 cái tên (tính cả cho mượn) có gốc gác là người Latin (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), một mâu thuẫn ngầm vào thời điểm hiện tại sẽ là rất rất bất lợi cho “Quỷ đỏ”.
Van Gaal từng mâu thuẫn cực điểm với Rivaldo (giữa)
Rivaldo ra đi, Van Gaal gần như ngay lập tức tìm được “người đóng thế” cho cầu thủ người Brazil tại Barca, theo cả khía cạnh chuyên môn lẫn những lùm xùm hậu trường với ông: tiền vệ người Argentina, Juan Roman Riquelme (đến Barca vào năm 2002). Sự nghiệp của Riquelme tưởng chừng như sẽ bước sang một trang mới khi anh rời Boca Juniors với 2 danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất Argentina trong 2 năm trước đó, nhưng kỳ vọng này sớm bị “Tulip thép” dập tắt bằng những cách đối xử vô cùng “bạo chúa”.
Bằng việc cho rằng thương vụ chiêu mộ Riquelme là “nhuốm màu chính trị”, và “không nhận được sự chấp thuận” từ ông, Van Gaal sau đó đã liên tiếp “ngó lơ” Riquelme, để mặc cho tiền vệ tài hoa này mỏi mòn trên băng ghế dự bị, trước khi miễn cưỡng dúi cho anh này một vị trí... chạy cánh khi nhận thấy sự phản đối đã quá gay gắt. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là khi Van Gaal dứt khoát “phủi tay” với tiền vệ xứ Tango: “Cậu không phải cầu thủ của tôi, hãy đi mà tìm cho mình một đội bóng khác”, để rồi ngay ở mùa bóng kế đó, Riquelme phải gia nhập Villarreal dưới dạng cho mượn.
Chưa hết, hơn nửa thập kỷ sau, khi nhậm chức HLV trưởng tại Bayern Munich (2009-2011), Van Gaal tiếp tục khiến phòng thay đồ của “Hùm Xám” trở thành một nỗi ám ảnh. Lần này là tới lượt trung vệ người Brazil, Lucio “dính chàm” với Van Gaal. Anh chính là người bị “Tulip thép” dằn mặt nhiều nhất trong đội hình Bayern, đến mức không thể chịu nổi và phải rời sang Italia đầu quân cho Inter Milan. Lucio từng tâm sự rằng anh đã nguyện gắn bó đến hết sự nghiệp với Bayern, nhưng điều đó đã bị ngắt quãng bởi sự “thiếu tôn trọng” mà anh phải nhận từ vị HLV người Hà Lan.
Van Gaal khiến các cầu thủ Bayern "sợ một phép"
HIỆN TẠI LẮM VẤN ĐỀ
Tờ The Sun (Anh) gần đây có tin Falcao tỏ ra không hài lòng với cách anh bị đối xử thiên vị ở M.U. Xét một cách khách quan theo tình thế hiện tại, Falcao xứng đáng có một suất đá chính trên hàng công M.U, khi Robin van Persie đã quá “chảy” so với mùa giải năm ngoái, và gần như chỉ có suất đá chính nhờ mối quan hệ thân quen với Van Gaal. Nếu Falcao có phản ánh thật, thì điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khổ nỗi anh lại đang chơi theo dạng cho mượn, và đang phải hết sức nỗ lực và cố gắng để “lấy lòng” Van Gaal và BLĐ M.U, nhằm được mua đứt vào mùa Hè năm nay.
Tuy nhiên, đến cả cô vợ Taron của Falcao cũng phải lên tiếng trên Instagram vì những nhận xét thiếu tính đóng góp của Van Gaal, rằng “Mãnh hổ” chỉ có thể lực đủ để chơi trong vòng 20 phút, và tốt hơn hết là “anh ta nên ngồi dự bị”. Taron cho rằng Falcao đã bình phục 100% và có thể chơi đủ 90 phút. Một trong những lí do nữa có thể ảnh hưởng đến quyết định đưa Falcao ra sân của Van Gaal là chân sút người Colombia chưa có được sự phối hợp tốt với “trò cưng” Van Persie. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Percy có lẽ là người nên nhường vị trí.
Liệu Van Gaal có đang "trù ẻo" Falcao?
Lí giải của Van Gaal về việc bỏ rơi Falcao ở trận đấu với Southampton vào cuối tuần trước, là bởi ông cần những sự phòng bị ở mảng phòng ngự cho Luke Shaw và Daley Blind, là không xác đáng, khi mà M.U khi đó được chơi trên sân nhà và đang rất cần điểm để bám đuổi Chelsea và Man City (hai đội đã cùng thắng ở những trận đấu trước đó). Có chăng HLV người Hà Lan đã quá tự tin vào việc đẩy Di Maria lên chơi tiền đạo cùng Van Persie (thực tế đã thất bại thảm hại), mà chỉ để một mình James Wilson (người có thể đá tiền đạo) trên ghế dự bị?
Rõ ràng sẽ không có chút gì hay ho nếu Van Gaal vẫn tiếp tục có định kiến với các cầu thủ Nam Mỹ nói riêng và châu Mỹ nói chung khi ông dẫn dắt M.U, nhất là khi đội bóng này đang trong giai đoạn chuyển giao cực kỳ nhạy cảm. Với việc có tới 9 cầu thủ đến từ các quốc gia Nam Mỹ, 1 người đến từ Trung Mỹ, chưa kể đến việc có 5 cái tên (tính cả cho mượn) có gốc gác là người Latin (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), một mâu thuẫn ngầm vào thời điểm hiện tại sẽ là rất rất bất lợi cho “Quỷ đỏ”.