>> Phía sau thành công của Leicester: Câu chuyện thần kỳ mang tên Ranieri
>> Jamie Vardy trước ngưỡng cửa lịch sử
Nói về những người Thái làm bóng đá tại giải Ngoại hạng, không thể không nhắc đến cựu Thủ tướng Thái Lan, Thaksin Shinawatra, người đã mua lại CLB Man City với giá 81,6 triệu bảng vào năm 2007. Để chứng tỏ cho tham vọng của mình, ông Thaksin sau đó đã bổ nhiệm Sven-Goran Eriksson cho vị trí HLV trưởng và đem về một loạt những bản hợp đồng lớn như Rolando Bianchi, Vedran Corluka hay Elano.
Tuy nhiên, dự án sớm thất bại khi HLV Eriksson sau đó đã thẳng thắn chỉ trích Thaksin, cho rằng ông này “không hiểu gì về bóng đá mà cũng đi làm bóng đá”. Áp lực từ mọi hướng đã khiến Thaksin đành phải nhượng lại chủ quyền cho tập đoàn Abu Dhabi United Group chỉ 1 năm sau đó (2008) với giá 200 triệu bảng, trước khi phải ngồi tù 2 năm vì những tội hối lộ ở những vấn đề trong nước.
Đó là một câu chuyện buồn, nó chứng tỏ những ông chủ châu Á vẫn chưa thể lấn sân sang thị trường châu Âu và làm việc với người châu Âu. Bẵng đi 3 năm, có một người Thái khác là Vichai Srivaddhanaprabha mua lại CLB Leicester City sau một hợp đồng tài trợ áo đấu kéo dài 3 năm. Ngày 10/2/2011, Vichai chính thức là ông chủ mới của đội bóng, cùng với sự hỗ trợ của người con trai Aiyawatt.
Những gì diễn ra kể từ thời điểm đó đến nay là một câu chuyện đẹp. Leicester từ một đội bóng trung bình tại giải Hạng Nhất, đã giành chức vô địch cực kỳ thuyết phục ở mùa giải 2013/14, qua đó trở lại giải Ngoại hạng ở mùa 2014/15. Ở mùa giải năm nay, sau 13 vòng đấu, Leicester đang hiên ngang ở ngôi đầu, vị trí mà đến các CĐV lạc quan nhất của "Bầy cáo" cũng khó có thể mơ mộng được.
Truyền thông Thái cho rằng Leicester và người Thái có những mối liên hệ đặc biệt. Theo lời kể của Aiyawatt, cha anh là một người kín kẽ và tinh tế. Những người Thái nhà Srivaddhanaprabha luôn tôn trọng những gì thuộc về bản sắc địa phương. Họ không muốn thay đổi bất kỳ thứ gì, chỉ là đến và khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn bằng những hành động xuất phát từ tâm Phật. Nên biết, Aiyawatt là một Phật tử, với lí do là để dành tình yêu trong trẻo nhất cho gia đình và Leicester.
Họ đã có vài lần mời những nhà sư từ Thái sang tận nước Anh xa xôi để làm lễ cầu may cho đội bóng, nhưng chỉ là trong những ngày không có trận đấu, bởi họ không thích sự phô trương. Người Anh có lẽ sẽ chẳng bao giờ hiểu tại sao lại có những nhà sư, họ có thể sẽ cười, nhưng với người Thái nói riêng hay người Á Đông nói chung, đó là một phần trong cuộc sống tôn giáo. Những nhà sư cũng chỉ chấp nhận lời mời khi biết rằng họ làm điều đó để mang đến hình ảnh Thái Lan ra quốc tế.
Cả Vichai và Aiyawatt đều là những người yêu bóng đá thực sự, yếu tố nền tảng giúp họ hiểu để vận hành và phát triển một đội bóng cần những gì. Aiyawatt kể anh đã xem giải Ngoại hạng cùng cha mình từ năm 6-7 tuổi. Cả hai ngấu nghiến mọi trận đấu, xem mọi đội bóng và hàng tuần đều dành một quỹ thời gian nhất định để cùng nhau thưởng thức bóng đá. Aiyawatt chia sẻ cha anh luôn đối xử với con cái như một người bạn, có dạy bảo nhưng cũng rất muốn học hỏi từ những người trẻ. Sự khiêm tốn đó là yếu tố giúp Vichai nhận được nhiều tình cảm từ các CĐV Leicester.
Câu chuyện về lời lãi hay thiệt hơn trong kinh doanh với gia đình người Thái này chỉ là một phần trong tâm niệm của họ. Vichai từng chia sẻ với con trai rằng ông muốn một ngày nào đó chính họ, những người Thái, có thể tạo ra một Gareth Bale mới. Sự tự hào và tự tôn dân tộc chính là cảm hứng giúp họ tiếp tục vững bước, đó đơn giản là thứ mà tiền bạc không thể mua nổi. Biết rõ vị thế của mình, tận hưởng mọi đặc ân của hiện tại là kim chỉ nam trong cuộc sống của những con người này.
Bên cạnh đó, Vichai cũng chú tâm đến việc phát triển đào tạo trẻ, hòng mang lại một tương lai bền vững cho đội bóng, dù ông không đến mức thiếu tiền để tạo ra những sự nâng cấp. Hãy nhìn những ông chủ “tai to mặt lớn” nhất ở giải Ngoại hạng: Roman Abramovich ở Chelsea, gia đình Glazers ở M.U hay Sheikh Mansour ở Man City, tất cả họ đều xem nhẹ công việc đào tạo trẻ, ngày càng trở nên lệ thuộc vào sức mạnh đồng tiền để “săn” danh hiệu, mang đến những thành công tức thì.
Vichai rất tham vọng khi tuyên bố ông sẵn sàng chi ra 180 triệu bảng trong 3 năm để giúp Leicester kết thúc mùa giải trong top 5, và “Bầy cáo” vào thời điểm hiện tại đang là một đội bóng có được sự cân bằng thực sự đáng nể, với sự kết hợp giữa những cầu thủ trẻ tự đào tạo như Liam Moore, Jeff Schlupp, Andy King với những tân binh chất lượng tương đối ổn đến từ các giải đấu hàng đầu châu Âu như N’Golo Kante (Ligue 1), Gokhan Inler (Serie A) hay Christian Fuchs (Bundesliga).
Bên cạnh đó, cha con nhà Srivaddhanaprabha mới đây cũng đã mở một trường học bóng đá tại quê nhà mang tên Siamese Foxes Academy, nhằm phát hiện ra những ngôi sao tiềm năng người Thái để đem sang giải Ngoại hạng. Đây là mô hình rất giống với M.U, khi “Quỷ đỏ” đang có các trường bóng đá tại 8 lãnh thổ trải dài từ châu Á, châu Âu và châu Phi. Cách làm này tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh và giúp những nhà tuyển trạch tìm thêm những tài năng cho bóng đá nội địa.
Vincent Tan, ông chủ người Malaysia của Cardiff City, từng khiến rất nhiều các CĐV của đội bóng này đòi từ chức vì những thay đổi gượng ép và lố bịch đánh thẳng vào hình ảnh của CLB. Đó sẽ là cách làm hủy hoại danh tiếng và sự chuyên nghiệp của những người châu Á mà Vichai và con trai ông đã cố gắng để không phạm phải. Cái tâm trong kinh doanh sẽ là thứ giúp gia đình nhà Srivaddhanaprabha đạt được những thành công, trong tương lai gần.
Tuy nhiên, dự án sớm thất bại khi HLV Eriksson sau đó đã thẳng thắn chỉ trích Thaksin, cho rằng ông này “không hiểu gì về bóng đá mà cũng đi làm bóng đá”. Áp lực từ mọi hướng đã khiến Thaksin đành phải nhượng lại chủ quyền cho tập đoàn Abu Dhabi United Group chỉ 1 năm sau đó (2008) với giá 200 triệu bảng, trước khi phải ngồi tù 2 năm vì những tội hối lộ ở những vấn đề trong nước.
Đó là một câu chuyện buồn, nó chứng tỏ những ông chủ châu Á vẫn chưa thể lấn sân sang thị trường châu Âu và làm việc với người châu Âu. Bẵng đi 3 năm, có một người Thái khác là Vichai Srivaddhanaprabha mua lại CLB Leicester City sau một hợp đồng tài trợ áo đấu kéo dài 3 năm. Ngày 10/2/2011, Vichai chính thức là ông chủ mới của đội bóng, cùng với sự hỗ trợ của người con trai Aiyawatt.
Vichai (phải) và con trai trong ngày nhậm chức ở Leicester
Những gì diễn ra kể từ thời điểm đó đến nay là một câu chuyện đẹp. Leicester từ một đội bóng trung bình tại giải Hạng Nhất, đã giành chức vô địch cực kỳ thuyết phục ở mùa giải 2013/14, qua đó trở lại giải Ngoại hạng ở mùa 2014/15. Ở mùa giải năm nay, sau 13 vòng đấu, Leicester đang hiên ngang ở ngôi đầu, vị trí mà đến các CĐV lạc quan nhất của "Bầy cáo" cũng khó có thể mơ mộng được.
Truyền thông Thái cho rằng Leicester và người Thái có những mối liên hệ đặc biệt. Theo lời kể của Aiyawatt, cha anh là một người kín kẽ và tinh tế. Những người Thái nhà Srivaddhanaprabha luôn tôn trọng những gì thuộc về bản sắc địa phương. Họ không muốn thay đổi bất kỳ thứ gì, chỉ là đến và khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn bằng những hành động xuất phát từ tâm Phật. Nên biết, Aiyawatt là một Phật tử, với lí do là để dành tình yêu trong trẻo nhất cho gia đình và Leicester.
Họ đã có vài lần mời những nhà sư từ Thái sang tận nước Anh xa xôi để làm lễ cầu may cho đội bóng, nhưng chỉ là trong những ngày không có trận đấu, bởi họ không thích sự phô trương. Người Anh có lẽ sẽ chẳng bao giờ hiểu tại sao lại có những nhà sư, họ có thể sẽ cười, nhưng với người Thái nói riêng hay người Á Đông nói chung, đó là một phần trong cuộc sống tôn giáo. Những nhà sư cũng chỉ chấp nhận lời mời khi biết rằng họ làm điều đó để mang đến hình ảnh Thái Lan ra quốc tế.
Đào tạo trẻ đang rất được chú trọng ở Leicester
Cả Vichai và Aiyawatt đều là những người yêu bóng đá thực sự, yếu tố nền tảng giúp họ hiểu để vận hành và phát triển một đội bóng cần những gì. Aiyawatt kể anh đã xem giải Ngoại hạng cùng cha mình từ năm 6-7 tuổi. Cả hai ngấu nghiến mọi trận đấu, xem mọi đội bóng và hàng tuần đều dành một quỹ thời gian nhất định để cùng nhau thưởng thức bóng đá. Aiyawatt chia sẻ cha anh luôn đối xử với con cái như một người bạn, có dạy bảo nhưng cũng rất muốn học hỏi từ những người trẻ. Sự khiêm tốn đó là yếu tố giúp Vichai nhận được nhiều tình cảm từ các CĐV Leicester.
Câu chuyện về lời lãi hay thiệt hơn trong kinh doanh với gia đình người Thái này chỉ là một phần trong tâm niệm của họ. Vichai từng chia sẻ với con trai rằng ông muốn một ngày nào đó chính họ, những người Thái, có thể tạo ra một Gareth Bale mới. Sự tự hào và tự tôn dân tộc chính là cảm hứng giúp họ tiếp tục vững bước, đó đơn giản là thứ mà tiền bạc không thể mua nổi. Biết rõ vị thế của mình, tận hưởng mọi đặc ân của hiện tại là kim chỉ nam trong cuộc sống của những con người này.
Bên cạnh đó, Vichai cũng chú tâm đến việc phát triển đào tạo trẻ, hòng mang lại một tương lai bền vững cho đội bóng, dù ông không đến mức thiếu tiền để tạo ra những sự nâng cấp. Hãy nhìn những ông chủ “tai to mặt lớn” nhất ở giải Ngoại hạng: Roman Abramovich ở Chelsea, gia đình Glazers ở M.U hay Sheikh Mansour ở Man City, tất cả họ đều xem nhẹ công việc đào tạo trẻ, ngày càng trở nên lệ thuộc vào sức mạnh đồng tiền để “săn” danh hiệu, mang đến những thành công tức thì.
Ông chủ Vincent Tan từng bị các CĐV Cardiff kêu gọi từ chức
Vichai rất tham vọng khi tuyên bố ông sẵn sàng chi ra 180 triệu bảng trong 3 năm để giúp Leicester kết thúc mùa giải trong top 5, và “Bầy cáo” vào thời điểm hiện tại đang là một đội bóng có được sự cân bằng thực sự đáng nể, với sự kết hợp giữa những cầu thủ trẻ tự đào tạo như Liam Moore, Jeff Schlupp, Andy King với những tân binh chất lượng tương đối ổn đến từ các giải đấu hàng đầu châu Âu như N’Golo Kante (Ligue 1), Gokhan Inler (Serie A) hay Christian Fuchs (Bundesliga).
Bên cạnh đó, cha con nhà Srivaddhanaprabha mới đây cũng đã mở một trường học bóng đá tại quê nhà mang tên Siamese Foxes Academy, nhằm phát hiện ra những ngôi sao tiềm năng người Thái để đem sang giải Ngoại hạng. Đây là mô hình rất giống với M.U, khi “Quỷ đỏ” đang có các trường bóng đá tại 8 lãnh thổ trải dài từ châu Á, châu Âu và châu Phi. Cách làm này tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh và giúp những nhà tuyển trạch tìm thêm những tài năng cho bóng đá nội địa.
Vincent Tan, ông chủ người Malaysia của Cardiff City, từng khiến rất nhiều các CĐV của đội bóng này đòi từ chức vì những thay đổi gượng ép và lố bịch đánh thẳng vào hình ảnh của CLB. Đó sẽ là cách làm hủy hoại danh tiếng và sự chuyên nghiệp của những người châu Á mà Vichai và con trai ông đã cố gắng để không phạm phải. Cái tâm trong kinh doanh sẽ là thứ giúp gia đình nhà Srivaddhanaprabha đạt được những thành công, trong tương lai gần.