Kể từ khi chính thức tiếp quản CLB giàu thành tích nhất nước Anh từ tháng 5/2005, công việc chính của nhà Glazer tại M.U là tập trung… trả nợ. Đó là số tiền khổng lồ mà họ đã vay các ngân hàng để trở thành cổ đông lớn nhất tại Old Trafford.
Cụ thể, hơn 696 triệu bảng đã được nhà Glazers dùng để trả các khoản lãi, chi phí ngân hàng và khoản nợ gốc. Con số này hơn đứt số tiền 382,9 triệu bảng M.U đã dùng trên thị trường chuyển nhượng, kể từ bản hợp đồng đầu tiên Edwin van der Sar với giá chỉ 2 triệu bảng (mùa hè 2005) đến thương vụ kỷ lục của CLB Juan Mata vào tháng trước (37,1 triệu bảng). Tính trung bình, mỗi năm nhà Glazers cho Sir Alex và sau này là David Moyes 42,5 triệu bảng để mua sắm.
Con số này tỏ ra quá khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh đến ngôi vô địch như Manchester City, Chelsea, Liverpool hay Tottenham. Chỉ có “gã hà tiện” Arsene Wenger của Arsenal là chi ít hơn M.U với 217,75 triệu bảng trong 9 năm qua. Đặc biệt, 2 “đại gia” mới nổi là Chelsea và Man City với sự hậu thuẫn của các ông chủ giàu có đã chi tiêu “bạt mạng” trong gần 1 thập kỷ qua với lần lượt 600,2 và 693,7 triệu bảng được đổ vào kỳ chuyển nhượng.
Làn sóng phản đối nhà Glazers từ các CĐV M.U
Trước khi nhà Glazers tiếp quản vào năm 2005, M.U là một trong những CLB tích cực chi đậm trên TCCN nhất Premier League khi đã 5 lần phá kỷ lục bản hợp đồng đắt giá nhất nước Anh với lần lượt Gary Pallister, Roy Keane, Andy Cole, Juan Sebastian Veron và Rio Ferdinand. Nhưng sau cột mốc chuyển giao vào năm 2005, M.U khá kín tiếng khi mua sắm với bản hợp đồng đình đám nhất chỉ là Dimitar Berbatov vào năm 2008 với 30,75 triệu bảng.
Đã có thông tin nhà Glazers sẽ phá két để cấp cho David Moyes 100 triệu bảng vào kỳ chuyển nhượng mùa hè nhưng xem ra điều này khó có thể thành hiện thực với thói chi tiêu “nói mười làm một” gần đây của nhà Glazers. Có chăng một tín hiệu mừng cho HLV người Scotland là các cựu binh hưởng lương cao như Nemanja Vidic, Patrice Evra và Rio Ferdinand sẽ nói lời tạm biệt vào cuối mùa giải và David Moyes sẽ dư ra một khoản để mua sắm.
Cụ thể, hơn 696 triệu bảng đã được nhà Glazers dùng để trả các khoản lãi, chi phí ngân hàng và khoản nợ gốc. Con số này hơn đứt số tiền 382,9 triệu bảng M.U đã dùng trên thị trường chuyển nhượng, kể từ bản hợp đồng đầu tiên Edwin van der Sar với giá chỉ 2 triệu bảng (mùa hè 2005) đến thương vụ kỷ lục của CLB Juan Mata vào tháng trước (37,1 triệu bảng). Tính trung bình, mỗi năm nhà Glazers cho Sir Alex và sau này là David Moyes 42,5 triệu bảng để mua sắm.
Con số này tỏ ra quá khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh đến ngôi vô địch như Manchester City, Chelsea, Liverpool hay Tottenham. Chỉ có “gã hà tiện” Arsene Wenger của Arsenal là chi ít hơn M.U với 217,75 triệu bảng trong 9 năm qua. Đặc biệt, 2 “đại gia” mới nổi là Chelsea và Man City với sự hậu thuẫn của các ông chủ giàu có đã chi tiêu “bạt mạng” trong gần 1 thập kỷ qua với lần lượt 600,2 và 693,7 triệu bảng được đổ vào kỳ chuyển nhượng.
Làn sóng phản đối nhà Glazers từ các CĐV M.U
Trước khi nhà Glazers tiếp quản vào năm 2005, M.U là một trong những CLB tích cực chi đậm trên TCCN nhất Premier League khi đã 5 lần phá kỷ lục bản hợp đồng đắt giá nhất nước Anh với lần lượt Gary Pallister, Roy Keane, Andy Cole, Juan Sebastian Veron và Rio Ferdinand. Nhưng sau cột mốc chuyển giao vào năm 2005, M.U khá kín tiếng khi mua sắm với bản hợp đồng đình đám nhất chỉ là Dimitar Berbatov vào năm 2008 với 30,75 triệu bảng.
Đã có thông tin nhà Glazers sẽ phá két để cấp cho David Moyes 100 triệu bảng vào kỳ chuyển nhượng mùa hè nhưng xem ra điều này khó có thể thành hiện thực với thói chi tiêu “nói mười làm một” gần đây của nhà Glazers. Có chăng một tín hiệu mừng cho HLV người Scotland là các cựu binh hưởng lương cao như Nemanja Vidic, Patrice Evra và Rio Ferdinand sẽ nói lời tạm biệt vào cuối mùa giải và David Moyes sẽ dư ra một khoản để mua sắm.