Kể từ khi được tiếp quản bởi tỷ phú Sheikh Mansour vào năm 2009, Man City lớn mạnh từng ngày. Không ai có thể phủ nhận điều này, khi họ giành chức vô địch Anh lần đầu tiên sau 44 năm vào mùa giải 2011/12, và ở mùa 2013/14 hiện tại, Man xanh vẫn đang băng băng trên cả 4 đấu trường mà họ tham dự: đứng thứ 3 tại Premier League, lọt vào tứ kết FA Cup, đi đến trận chung kết Cúp Liên Đoàn, và tiến tới vòng 1/8 Champions League. Man City có tiền. Họ cũng đã rút được rất nhiều kinh nghiệm từ những khoản đầu tư. Bây giờ, thành công của đội bóng này là điều hoàn toàn dễ hiểu và logic.
Man City đã từng thất bại với Mark Hughes và Roberto Mancini, như cái cách mà Chelsea thay HLV như thay áo. Họ đều là những đội bóng có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, đều phất lên nhờ những bản hợp đồng lớn, và từng phải vung "tiền tấn" để mua kinh nghiệm. Đến thời điểm này, khi mà Chelsea dường như đã trở lại đường ray, thì Man City cũng đã tìm được đúng người để đưa đội bóng lên một tầm cao mới. 44 năm dưới trướng M.U là quá đủ để tạo ra một sự trở lại mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của đội bóng áo xanh thành Manchester.
Có một sự thật là, màu đỏ tại thành Manchester đang trở nên quá nhạt nhòa, dù chỉ 1 mùa giải trước đây thôi, nó vẫn còn đang rực rỡ dưới bàn tay của Sir Alex. Cuộc chuyển giao chóng vánh với “Người được chọn” David Moyes khiến M.U như bị suy sụp về mặt tinh thần và rệu rã trên những đôi chân. Tính đến thời điểm này của mùa giải, M.U đã bị đá văng một cách không thương tiếc tại Cúp Liên Đoàn và FA Cup, xếp thứ 7 trên BXH Premier League (cách 14 điểm so với Man City), và chơi một thứ bóng đá như mất hồn, khác biệt hoàn toàn so với những gì đối thủ không đội trời chung của họ đang trình diễn.
Các fan M.U sẽ nói rằng, đẳng cấp và truyền thống của đội bóng mà họ yêu mến chắc chắn lớn hơn Man City rất rất nhiều. Điều đó đúng, nhưng là trên một góc nhìn bao quát và hoài cổ. M.U đã có một quá khứ hào hùng. Họ từng làm mưa làm gió trên những sân bóng trên khắp châu Âu, tạo nên khoảnh khắc tuyệt vời tại Nou Camp 1999 hay Moscow 2008, sở hữu những cầu thủ mang áo số 7 vĩ đại, cùng sân bóng “Nhà hát của những giấc mơ” Old Trafford đã ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều thế hệ CĐV. Nhưng phải nhắc lại và khẳng định rằng, tất cả những điều đó đang ngủ yên trong quá khứ của M.U.
Pellegrini đã rất khiêm tốn và nhã nhặn khi cho rằng, Man City “không bao giờ được quên quá khứ”, kể cả khi họ đang có vị thế như hôm nay. Đó có thể coi là một phép lịch sự tối thiểu trước những đối thủ yếu hơn (nhắm đến M.U). Man City chưa có nhiều điều để tạo nên truyền thống cũng như phong cách, nhưng với thời gian, họ sẽ làm được điều đó. Với tiềm lực tài chính dồi dào, và với một chiến lược gia biết cách tiêu tiền, họ sẽ có được thành công, là một điểm đến của những ngôi sao hàng đầu, sở hữu một SVĐ mới đầy ắp khán giả, và tự hào về một phòng truyền thống lấp lánh những chiếc cúp.
Còn với M.U, nếu không thể vượt qua được cuộc chuyển giao khắc nghiệt nhất trong lịch sử CLB, họ sẽ trở thành cái bóng của chính mình. Và tệ hơn, có thể sẽ phải núp dưới một cái bóng khác từ gã hàng xóm khổng lồ.
Man City đã từng thất bại với Mark Hughes và Roberto Mancini, như cái cách mà Chelsea thay HLV như thay áo. Họ đều là những đội bóng có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, đều phất lên nhờ những bản hợp đồng lớn, và từng phải vung "tiền tấn" để mua kinh nghiệm. Đến thời điểm này, khi mà Chelsea dường như đã trở lại đường ray, thì Man City cũng đã tìm được đúng người để đưa đội bóng lên một tầm cao mới. 44 năm dưới trướng M.U là quá đủ để tạo ra một sự trở lại mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của đội bóng áo xanh thành Manchester.
Có một sự thật là, màu đỏ tại thành Manchester đang trở nên quá nhạt nhòa, dù chỉ 1 mùa giải trước đây thôi, nó vẫn còn đang rực rỡ dưới bàn tay của Sir Alex. Cuộc chuyển giao chóng vánh với “Người được chọn” David Moyes khiến M.U như bị suy sụp về mặt tinh thần và rệu rã trên những đôi chân. Tính đến thời điểm này của mùa giải, M.U đã bị đá văng một cách không thương tiếc tại Cúp Liên Đoàn và FA Cup, xếp thứ 7 trên BXH Premier League (cách 14 điểm so với Man City), và chơi một thứ bóng đá như mất hồn, khác biệt hoàn toàn so với những gì đối thủ không đội trời chung của họ đang trình diễn.
Các fan M.U sẽ nói rằng, đẳng cấp và truyền thống của đội bóng mà họ yêu mến chắc chắn lớn hơn Man City rất rất nhiều. Điều đó đúng, nhưng là trên một góc nhìn bao quát và hoài cổ. M.U đã có một quá khứ hào hùng. Họ từng làm mưa làm gió trên những sân bóng trên khắp châu Âu, tạo nên khoảnh khắc tuyệt vời tại Nou Camp 1999 hay Moscow 2008, sở hữu những cầu thủ mang áo số 7 vĩ đại, cùng sân bóng “Nhà hát của những giấc mơ” Old Trafford đã ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều thế hệ CĐV. Nhưng phải nhắc lại và khẳng định rằng, tất cả những điều đó đang ngủ yên trong quá khứ của M.U.
Pellegrini đã rất khiêm tốn và nhã nhặn khi cho rằng, Man City “không bao giờ được quên quá khứ”, kể cả khi họ đang có vị thế như hôm nay. Đó có thể coi là một phép lịch sự tối thiểu trước những đối thủ yếu hơn (nhắm đến M.U). Man City chưa có nhiều điều để tạo nên truyền thống cũng như phong cách, nhưng với thời gian, họ sẽ làm được điều đó. Với tiềm lực tài chính dồi dào, và với một chiến lược gia biết cách tiêu tiền, họ sẽ có được thành công, là một điểm đến của những ngôi sao hàng đầu, sở hữu một SVĐ mới đầy ắp khán giả, và tự hào về một phòng truyền thống lấp lánh những chiếc cúp.
Còn với M.U, nếu không thể vượt qua được cuộc chuyển giao khắc nghiệt nhất trong lịch sử CLB, họ sẽ trở thành cái bóng của chính mình. Và tệ hơn, có thể sẽ phải núp dưới một cái bóng khác từ gã hàng xóm khổng lồ.