Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhắc đến Bundesliga, người ta có lẽ chỉ nhớ đến Bayern Munich. Kể từ mùa giải 2003/04 (tròn 10 năm), Bayern đã lên ngôi tại giải đấu hàng đầu nước Đức đến 5 lần. Chỉ có Werder Bremen (03/04), Stuttgart (06/07), Wolfsburg (08/09), và Dortmund (10/11, 11/12) là những đội bóng đã làm gián đoạn quá trình thăng hoa của “Hùm xám” xứ Bavaria. Truyền thống của Bayern là điều không thể bàn cãi. Họ giàu có nhất nước Đức, có lượng CĐV hùng hậu nhất, sở hữu những cầu thủ thượng thặng, và có một BLĐ với tầm nhìn vượt trội.
Sở hữu bề dày lịch sử cùng danh tiếng vang dội khắp trời Âu, Bayern đương nhiên là điểm đến lý tưởng của những ngôi sao hàng đầu. Những chức vô địch trong vòng 10 năm qua cho thấy quá trình phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng của Bayern. Khi đã có những thành công, đặc biệt là trên đấu trường châu Âu, đội bóng xứ Bavaria không ngần ngại đầu tư để duy trì thành công. Họ chi ra những khoản tiền lớn, và sử dụng nó theo cách cực kỳ hiệu quả, điển hình như vụ chiêu mộ Javi Martinez, bản hợp đồng được coi là “quyết định” cho mùa giải 2012/13 “ăn ba” của Bayern. Tiếng tăm và uy tín của đội bóng này còn giúp họ “câu kéo” được những tài năng tại Bundesliga, mà điển hình nhất là Mario Goetze, và sắp tới là Robert Lewandowski.
Nhưng những năm gần đây, Bayern không còn “một mình một ngựa” tại Bundesliga. Sự nổi lên của Dortmund đã khiến mọi chuyện tại Bundesliga thay đổi. Từ một đội bóng suýt phá sản, và đã có lúc phải nhờ cậy đến những đồng tiền hỗ trợ từ Bayern, Dortmund với sự nỗ lực không mệt mỏi, đặc biệt là với sự trung thành và niềm tin bất diệt từ các CĐV, đã từng bước vươn lên, mang trở lại vị thế xưa cũ của CLB ở cả Bundesliga lẫn đấu trường châu Âu. Dortmund cho thấy họ không đơn thuần là một hiện tượng. Đó cũng là một đội bóng có được truyền thống tốt, với sự hậu thuẫn lớn lao, và điều họ còn thiếu chỉ là một bước đi đúng đắn.
Với việc bổ nhiệm Jurgen Klopp, Dortmund đã hoàn tất được bước đi quyết định này. Họ chính là một trong những đội bóng tập trung vào hướng đào tạo trẻ sớm nhất tại Bundesliga. Không giàu có như Bayern, Dortmund chọn hướng đào tạo trẻ là nguồn cung cấp cầu thủ chủ yếu cho CLB. Những cầu thủ như Kevin Grosskreutz, tuy không quá nổi tiếng, nhưng lại là biểu tượng của Dortmund, biểu tượng cho những thế hệ đã được sản sinh qua cách làm bóng đá trẻ. Thành công đến với Dortmund là điều hợp lý, khi họ không đốt cháy giai đoạn, và rút được những kinh nghiệm quý báu từ thất bại trong quá khứ.
Bundesliga 10 năm qua cũng không có nhiều những đội bóng có thể làm được như Dortmund. Những sự nổi lên của Bremen, Stuttgart hay Wolfsburg đều chỉ mang tính bủng nổ nhất thời. Sự ra đi của các HLV, các cầu thủ trụ cột, thiếu định hướng lâu dài của BLĐ, là những yếu tố khiến những thế lực ngắn hạn này mau chóng bị quên lãng. Với một nền bóng đá đang hoạt động với kiểu cổ phần “50+1” (các ông chủ sẽ chỉ được nắm tối đa 49% cổ phần của CLB, phần còn lại là do các đóng góp của các CĐV), đồng thời không có nhiều hoạt động quảng bá ra bên ngoài lãnh thổ Đức, và bị những đội bóng như Bayern hay Dortmund “hút” hết tài năng, việc các CLB tầm trung tại Bundesliga không thể vươn cao hơn cũng là điều dễ hiểu.
Việc Bayern và Dortmund cùng góp mặt trong trận chung kết Champions League 2012/13, tuy là một bất ngờ, nhưng là một bất ngờ hợp lý. Cả hai đã đánh bại những gã sừng sỏ đến từ TBN là Barca và Real một cách thuyết phục, để rồi đối đầu trong trận chung kết. Đó là một thành công nói chung của bóng đá Đức sau nhiều năm lận đận. Nhưng nó cũng cho thấy, Bayern và Dortmund đang tạo ra một khoảng trời riêng cho mình, đặc biệt là tại Bundesliga. Điều đó có vẻ không khác là bao so với cách mà Real và Barca thống trị La Liga. Những trận “derby nước Đức” giữa Bayern và Dortmund xem ra cũng chẳng khác so với một El Clasico đình đám giữa Real và Barca.
Sự nổi lên của Atletico Madrid tại La Liga ở mùa này, cũng như Bayer Leverkusen tại Bundesliga, có lẽ cũng không đủ mạnh mẽ để khiến 2 cuộc đua song mã Real-Barca và Bayern-Dortmund bị lu mờ. Dortmund bây giờ đã là một thế lực, họ chắc chắn sẽ có những sự đầu tư nhằm giữ vững vị thế của mình trong những mùa giải tiếp theo. Điều đó vô tình chỉ làm cho họ và Bayern trở nên ngày càng khác biệt hơn so với phần còn lại tại Bundesliga. Sự phân hóa tại giải đấu cao nhất nước Đức, xem ra còn sâu sắc hơn cả La Liga, khi mà nhiều khả năng, Bayern và Dortmund sẽ ngày càng mạnh lên, trong khi những Schalke, Leverkusen, Bremen hay M’gladbach sẽ trở thành những nguồn cung cấp tài năng trẻ cho 2 ông lớn này.
Và rồi Bundesliga sẽ trở thành một La Liga thứ hai. Song có lẽ, giới mộ điệu đang mong sao, sẽ có nhiều những Dortmund như thế kia xuất hiện trong tương lai, để mang lại một chút gì đó, gọi là sự cân bằng cho bóng đá.
Sở hữu bề dày lịch sử cùng danh tiếng vang dội khắp trời Âu, Bayern đương nhiên là điểm đến lý tưởng của những ngôi sao hàng đầu. Những chức vô địch trong vòng 10 năm qua cho thấy quá trình phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng của Bayern. Khi đã có những thành công, đặc biệt là trên đấu trường châu Âu, đội bóng xứ Bavaria không ngần ngại đầu tư để duy trì thành công. Họ chi ra những khoản tiền lớn, và sử dụng nó theo cách cực kỳ hiệu quả, điển hình như vụ chiêu mộ Javi Martinez, bản hợp đồng được coi là “quyết định” cho mùa giải 2012/13 “ăn ba” của Bayern. Tiếng tăm và uy tín của đội bóng này còn giúp họ “câu kéo” được những tài năng tại Bundesliga, mà điển hình nhất là Mario Goetze, và sắp tới là Robert Lewandowski.
Nhưng những năm gần đây, Bayern không còn “một mình một ngựa” tại Bundesliga. Sự nổi lên của Dortmund đã khiến mọi chuyện tại Bundesliga thay đổi. Từ một đội bóng suýt phá sản, và đã có lúc phải nhờ cậy đến những đồng tiền hỗ trợ từ Bayern, Dortmund với sự nỗ lực không mệt mỏi, đặc biệt là với sự trung thành và niềm tin bất diệt từ các CĐV, đã từng bước vươn lên, mang trở lại vị thế xưa cũ của CLB ở cả Bundesliga lẫn đấu trường châu Âu. Dortmund cho thấy họ không đơn thuần là một hiện tượng. Đó cũng là một đội bóng có được truyền thống tốt, với sự hậu thuẫn lớn lao, và điều họ còn thiếu chỉ là một bước đi đúng đắn.
Với việc bổ nhiệm Jurgen Klopp, Dortmund đã hoàn tất được bước đi quyết định này. Họ chính là một trong những đội bóng tập trung vào hướng đào tạo trẻ sớm nhất tại Bundesliga. Không giàu có như Bayern, Dortmund chọn hướng đào tạo trẻ là nguồn cung cấp cầu thủ chủ yếu cho CLB. Những cầu thủ như Kevin Grosskreutz, tuy không quá nổi tiếng, nhưng lại là biểu tượng của Dortmund, biểu tượng cho những thế hệ đã được sản sinh qua cách làm bóng đá trẻ. Thành công đến với Dortmund là điều hợp lý, khi họ không đốt cháy giai đoạn, và rút được những kinh nghiệm quý báu từ thất bại trong quá khứ.
Bundesliga 10 năm qua cũng không có nhiều những đội bóng có thể làm được như Dortmund. Những sự nổi lên của Bremen, Stuttgart hay Wolfsburg đều chỉ mang tính bủng nổ nhất thời. Sự ra đi của các HLV, các cầu thủ trụ cột, thiếu định hướng lâu dài của BLĐ, là những yếu tố khiến những thế lực ngắn hạn này mau chóng bị quên lãng. Với một nền bóng đá đang hoạt động với kiểu cổ phần “50+1” (các ông chủ sẽ chỉ được nắm tối đa 49% cổ phần của CLB, phần còn lại là do các đóng góp của các CĐV), đồng thời không có nhiều hoạt động quảng bá ra bên ngoài lãnh thổ Đức, và bị những đội bóng như Bayern hay Dortmund “hút” hết tài năng, việc các CLB tầm trung tại Bundesliga không thể vươn cao hơn cũng là điều dễ hiểu.
Việc Bayern và Dortmund cùng góp mặt trong trận chung kết Champions League 2012/13, tuy là một bất ngờ, nhưng là một bất ngờ hợp lý. Cả hai đã đánh bại những gã sừng sỏ đến từ TBN là Barca và Real một cách thuyết phục, để rồi đối đầu trong trận chung kết. Đó là một thành công nói chung của bóng đá Đức sau nhiều năm lận đận. Nhưng nó cũng cho thấy, Bayern và Dortmund đang tạo ra một khoảng trời riêng cho mình, đặc biệt là tại Bundesliga. Điều đó có vẻ không khác là bao so với cách mà Real và Barca thống trị La Liga. Những trận “derby nước Đức” giữa Bayern và Dortmund xem ra cũng chẳng khác so với một El Clasico đình đám giữa Real và Barca.
Sự nổi lên của Atletico Madrid tại La Liga ở mùa này, cũng như Bayer Leverkusen tại Bundesliga, có lẽ cũng không đủ mạnh mẽ để khiến 2 cuộc đua song mã Real-Barca và Bayern-Dortmund bị lu mờ. Dortmund bây giờ đã là một thế lực, họ chắc chắn sẽ có những sự đầu tư nhằm giữ vững vị thế của mình trong những mùa giải tiếp theo. Điều đó vô tình chỉ làm cho họ và Bayern trở nên ngày càng khác biệt hơn so với phần còn lại tại Bundesliga. Sự phân hóa tại giải đấu cao nhất nước Đức, xem ra còn sâu sắc hơn cả La Liga, khi mà nhiều khả năng, Bayern và Dortmund sẽ ngày càng mạnh lên, trong khi những Schalke, Leverkusen, Bremen hay M’gladbach sẽ trở thành những nguồn cung cấp tài năng trẻ cho 2 ông lớn này.
Và rồi Bundesliga sẽ trở thành một La Liga thứ hai. Song có lẽ, giới mộ điệu đang mong sao, sẽ có nhiều những Dortmund như thế kia xuất hiện trong tương lai, để mang lại một chút gì đó, gọi là sự cân bằng cho bóng đá.