Chẳng hạn UEFA cho biết lượng nợ ở các CLB châu Âu đã giảm tới 40% chỉ từ năm 2011 tới 2012, 83% các CLB có kế hoạch chi tiêu ít hơn, trong đó 42% CLB cho rằng luật FFP thôi thúc họ định hướng được kế hoạch phát triển bền vững.
Nhưng trên thực tế, luật FFP lại đang góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu-nghèo trong hệ thống cấp bậc tại làng bóng đá châu Âu. Một trong những khoản thu nhập quan trọng nhất của CLB là tiền tài trợ, nay đã diễn ra tình trạng các CLB lớn được tài trợ nhiều hơn, những đội nhỏ bị cắt giảm tài trợ.
Tiền tài trợ được định giá dựa theo thị trường, UEFA sẽ không thể kiểm soát việc kinh doanh của các công ty, tập đoàn. Chẳng hạn, UEFA đã hứa sẽ điều tra khoản tài trợ 385 triệu bảng của Etihad với CLB Man City, nhưng điều này vẫn chưa được thực hiện, và có thực hiện cũng chẳng biết bao giờ mới xong!
Hoặc như tại Serie A, nơi các CLB tự thỏa thuận bản quyền truyền hình một cách riêng rẽ. Luật FFP khiến các đội lớn vòi vĩnh nhiều hơn, những CLB nhỏ khó có thể cạnh tranh nổi vì sức hút thương mại của họ yếu hơn. Đó là những ví dụ điển hình cho thấy luật FFP trên thực tế còn làm gia tăng cách biệt giàu-nghèo trong làng bóng đá châu Âu.
»
Thế giới
Luật công bằng tài chính (FFP) làm... tăng khoảng cách giàu-nghèo?
Ở địa vị của mình, các quan chức UEFA phải đưa ra các bằng chứng cho thấy luật FFP đang vận hành tốt, ảnh hưởng tích cực tới nền bóng đá châu Âu.
Kinh Châu • 14:31 ngày 05/09/2013
Lưu ý: Khi đăng ký nhận tin tức qua email, đồng nghĩa với việc bạn đã đọc kỹ và điều khoản Tạp chí Bóng đá đã đưa ra.
chấp thuận các
Lê Công Vinh nhận vinh dự chưa từng có trong lịch sử bóng đá Việt Nam
Việt Nam
20:03 ngày 13/11/2024