Bất kỳ ai ham thích bóng đá đều thích nói chuyện chiến thuật. Trong những năm gần đây, chúng ta bàn luận rất nhiều về lối chơi bảo thủ với 11 người đằng sau bóng, sự phát triển của phong cách tiqui-taca, sự nổi lên của sơ đồ 4-2-3-1 và sự lan nhanh của các phong cách “gegenpressing” hay phòng ngự phản công. Tôi rất hứng thú với những điều này. Một kế hoạch chiến thuật tốt cho một trận đấu là tổng hợp của tất cả những gì đẹp đẽ trên thế giới này: nghệ thuật, làm việc chăm chỉ, trí thông minh và sự hòa hợp của những tâm hồn khác nhau.
Tuy nhiên, trong khi nhiều người nói về chiến thuật, còn có khoảng cách lớn trong sự hiểu biết về chiến thuật giữa các cầu thủ và người hâm mộ. Các CĐV coi chiến thuật thường gắn với phong cách của một đội bóng (“Những người Đức là bậc thầy về phòng ngự phản công”). Các cầu thủ thì coi chiến thuật là những chỉ dẫn, những quy tắc ứng xử, những bộ quy phạm chi tiết để đạt tới các bàn thắng. “Phòng ngự phản công” không phải là một chỉ dẫn đủ cụ thể và rõ ràng.
Với các cầu thủ, chiến thuật là việc thiết lập những bài bản cụ thể cho từng pha bóng, những điều này đều ở đằng sau cánh gà, không phải là những gì các bạn thấy trên truyền hình trong phòng khách nhà mình. Để hiểu được chiến thuật, bạn phải hiểu nó như một tổng thể, với một nhân tố quan trọng: sự rõ ràng cho từng cá nhân. Các ý tưởng và khái niệm chiến thuật chỉ là để viết báo, còn triển khai trên sân, bạn cần những mệnh lệnh cụ thể.
Sự rõ ràng cho từng cá nhân đòi hỏi cầu thủ phải hiểu vai trò của anh ta ở một tình huống cụ thể. Đó là yêu cầu quan trọng nhất với một kế hoạch chiến thuật. Bạn sẽ phải đưa ra hàng nghìn quyết định trong một trận đấu bóng đá, và một kế hoạch chiến thuật sẽ chỉ dẫn cho cầu thủ phải làm gì trong từng tình huống như thế. Chúng ta sẽ giành lại bóng ở đâu trên sân. Đường chuyền đầu tiên sau khi giành lại bóng sẽ hướng về phía nào? Cầu thủ ở cánh bên kia sẽ di chuyển ra sao khi tôi chuyền bóng?... Mỗi cầu thủ phải hiểu những công việc của phần còn lại. Thật vậy, chiến thuật có nghĩa là một cầu thủ riêng lẻ biết rằng công việc của cá nhân anh ta không quan trọng bằng việc 10 đồng đội biết anh ta sẽ làm gì, để tất cả có thể làm đúng như kế hoạch. Khi các cầu thủ hiểu nhau hơn, những con ốc trong cỗ máy bắt đầu gắn kết, và bức tranh tổng thể sẽ hấp dẫn hơn. Lahm chuyền cho Mueller, Mueller lại chuyền cho Kroos… ghi bàn! Cứ thế, thật đẹp mắt.
Hãy lấy Bayern Munich làm ví dụ. Khi Bayern giành lại bóng ở giữa sân, bạn thường thấy Robben tăng tốc bên đường biên. Anh sẽ chạy trong tư thế nửa quay mặt vào khu trung tuyến, nhưng bám biên để có khoảng trống. Cùng lúc, Mueller sẽ di chuyển vào vị trí tiền đạo cắm, trong khi Ribery lao lên chiếm khoảng trống mà Mueller để lại. Đôi khi chúng ta thấy Lahm hất bóng bổng cho Mueller, nhưng Mueller đã di chuyển rồi, và người đón bóng lại là Ribery. Hoặc Lahm có thể đưa bóng ra cánh cho Robben, và Mueller sẽ chạy chậm lại để Robben băng lên, còn anh trám vào cánh. Cầu thủ người Hà Lan sau đó sẽ ngoặt bóng vào vòng cấm địa, rồi tung ra cú sút đưa bóng lượn ra góc xa, hoặc nhả bóng lại cho Mueller nếu tình hình không thuận lợi.
Tất cả những điều đó diễn ra không hề trùng hợp. Họ đã tập với nhau những tình huống như thế đến mệt nhoài. Robben hiểu anh là người đảm trách chạy cánh khi đội nhà có bóng. Mueller biết anh cần là một mục tiêu nhận những đường chuyền ngắn chọc khe hoặc những quả tạt tầm thấp. Ribery ý thức rằng anh sẽ phải chiếm các khoảng trống mà Mueller để lại. Họ đều hiểu rõ vai trò của mình. Như thế, Lahm sẽ biết anh cần chuyền bóng cho ai, tất cả tạo thành những chuyển động liền lạc, như một tấm vải không thấy đường may.
Một đội bóng trở nên vĩ đại không phải bởi họ phát minh ra một chiến thuật mới, mà là ở khả năng họ có thể tích hợp hàng nghìn chi tiết đó thành một tổng thể hài hòa. Bạn sẽ cãi nhau bất tận nếu tranh luận rằng phòng ngự phản công thì tốt hơn tiqui-taca hay 4-4-2 truyền thống, và lịch sử đã cho chúng ta thấy mỗi chiến thuật đều có hiệu quả riêng của nó. Đội thắng trận là đội thực thi các kế hoạch chiến thuật của họ tốt nhất. Cả Brazil và TBN đều cầm bóng và chuyền bóng nhiều ở World Cup 2010, nhưng các cầu thủ TBN hiểu hệ thống của họ hơn. Chiến thuật đòi hỏi sự rõ ràng, một cầu thủ hiểu vai trò của anh ta trong hệ thống ở một thời điểm cụ thể.
Mọi đội bóng đạt được điều đó theo những cách khác nhau. Một số HLV dành hết thời gian trên sân tập, cho từng chi tiết, giải thích tỉ mỉ. Họ nói với trung vệ chính xác khi nào thì dâng lên và được dâng lên bao xa. Họ dành từng buổi tập để các cầu thủ nhuần nhuyễn nhũng chi tiết như thế. Một số người khác cố gắng tập hợp 11 cầu thủ thật thông minh, cùng một phong cách và để họ tự tìm ra cách tương thích với nhau. Một số người khác nặng hơn về lý thuyết, với những diễn giải chiến thuật tỉ mỉ hàng trăm trang và muốn các cầu thủ thuộc điều đó trong phòng họp đội. Mỗi cách tiếp cận đều đã sản sinh ra những nhà vô địch, và không cách nào là hoàn hảo.
Khó khăn nằm ở chỗ làm sao để các cầu thủ với nền tảng khác nhau, văn hóa khác nhau, phong cách và cả ngôn ngữ khác nhau, cùng chơi theo một nhịp điệu, một định hướng. Cũng chính bởi sự đa dạng đó, các mệnh lệnh chiến thuật phải hết sức rõ ràng. Sẽ rất khó để một HLV nói tiếng Anh nói với một cậu nhóc 17 tuổi vừa xuống máy bay từ BĐN rằng cậu ta cần phải gây sức ép lên đối thủ ở phía chân không thuận. Và đó chỉ là một mệnh lệnh, trong khi còn hàng trăm chỉ dẫn khác phải được thông báo một cách rành mạch. Đó là một việc rất tốn thời gian, và các nhân viên phiên dịch, là một thách thức lớn (việc Jose Mourinho có thể thành công đến thế phải chăng vì ông đã làm phiên dịch trên sân cho nhiều HLV lớn?)
Với ĐTQG, các cầu thủ tập hợp từ các CLB khác nhau. ĐT Mỹ sẽ có Landon Donovan và Graham Zusi đá cánh. Graham vốn quen với kiểu pressing từ xa, tốc độ cao ở Kansas City. Landon thì lại đã có phương pháp và kiên nhẫn ở Los Angeles. Graham trải qua 10 tháng gây sức ép cho đối phương; cũng thời gian đó, Landon chơi chậm rãi và chờ đợi. Vì thế, nếu Graham dâng cao, Dempsey và Bradley phải sẵn sàng bọc lót, nếu không Graham sẽ bị vượt qua dễ dàng. Nếu Dempsey và Bradley cũng làm tương tự bên cánh của Landon, nhưng Landon không dâng lên, sẽ xuất hiện khoảng trống ở hàng tiền vệ, và ĐT Mỹ sẽ vỡ vụn.
Với những khán giả quen xem bóng đá quá truyền hình, khi nào bạn thấy có một đường chuyền sai, đó không phải là lỗi của cá nhân một cầu thủ, đó là lỗi của hệ thống. Ngay cả những đội mạnh nhất và những hệ thống tốt nhất cũng sẽ có điểm yếu. Đôi khi các cầu thủ đọc sai tình huống. Đôi khi họ không đủ kỹ năng. Đôi khi họ mệt mỏi, về thể chất hoặc tinh thần. Nhưng chúng ta không nên nghĩ chiến thuật bóng đá là môn cờ vua, với HLV là người chơi cờ. Rốt cuộc, các cầu thủ mới là người thắng và thua trận đấu, không phải những chữ X hay O vẽ bằng bút lông trên bảng nhựa.
Tuy nhiên, trong khi nhiều người nói về chiến thuật, còn có khoảng cách lớn trong sự hiểu biết về chiến thuật giữa các cầu thủ và người hâm mộ. Các CĐV coi chiến thuật thường gắn với phong cách của một đội bóng (“Những người Đức là bậc thầy về phòng ngự phản công”). Các cầu thủ thì coi chiến thuật là những chỉ dẫn, những quy tắc ứng xử, những bộ quy phạm chi tiết để đạt tới các bàn thắng. “Phòng ngự phản công” không phải là một chỉ dẫn đủ cụ thể và rõ ràng.
Với các cầu thủ, chiến thuật là việc thiết lập những bài bản cụ thể cho từng pha bóng, những điều này đều ở đằng sau cánh gà, không phải là những gì các bạn thấy trên truyền hình trong phòng khách nhà mình. Để hiểu được chiến thuật, bạn phải hiểu nó như một tổng thể, với một nhân tố quan trọng: sự rõ ràng cho từng cá nhân. Các ý tưởng và khái niệm chiến thuật chỉ là để viết báo, còn triển khai trên sân, bạn cần những mệnh lệnh cụ thể.
Sự rõ ràng cho từng cá nhân đòi hỏi cầu thủ phải hiểu vai trò của anh ta ở một tình huống cụ thể. Đó là yêu cầu quan trọng nhất với một kế hoạch chiến thuật. Bạn sẽ phải đưa ra hàng nghìn quyết định trong một trận đấu bóng đá, và một kế hoạch chiến thuật sẽ chỉ dẫn cho cầu thủ phải làm gì trong từng tình huống như thế. Chúng ta sẽ giành lại bóng ở đâu trên sân. Đường chuyền đầu tiên sau khi giành lại bóng sẽ hướng về phía nào? Cầu thủ ở cánh bên kia sẽ di chuyển ra sao khi tôi chuyền bóng?... Mỗi cầu thủ phải hiểu những công việc của phần còn lại. Thật vậy, chiến thuật có nghĩa là một cầu thủ riêng lẻ biết rằng công việc của cá nhân anh ta không quan trọng bằng việc 10 đồng đội biết anh ta sẽ làm gì, để tất cả có thể làm đúng như kế hoạch. Khi các cầu thủ hiểu nhau hơn, những con ốc trong cỗ máy bắt đầu gắn kết, và bức tranh tổng thể sẽ hấp dẫn hơn. Lahm chuyền cho Mueller, Mueller lại chuyền cho Kroos… ghi bàn! Cứ thế, thật đẹp mắt.
Hãy lấy Bayern Munich làm ví dụ. Khi Bayern giành lại bóng ở giữa sân, bạn thường thấy Robben tăng tốc bên đường biên. Anh sẽ chạy trong tư thế nửa quay mặt vào khu trung tuyến, nhưng bám biên để có khoảng trống. Cùng lúc, Mueller sẽ di chuyển vào vị trí tiền đạo cắm, trong khi Ribery lao lên chiếm khoảng trống mà Mueller để lại. Đôi khi chúng ta thấy Lahm hất bóng bổng cho Mueller, nhưng Mueller đã di chuyển rồi, và người đón bóng lại là Ribery. Hoặc Lahm có thể đưa bóng ra cánh cho Robben, và Mueller sẽ chạy chậm lại để Robben băng lên, còn anh trám vào cánh. Cầu thủ người Hà Lan sau đó sẽ ngoặt bóng vào vòng cấm địa, rồi tung ra cú sút đưa bóng lượn ra góc xa, hoặc nhả bóng lại cho Mueller nếu tình hình không thuận lợi.
Tất cả những điều đó diễn ra không hề trùng hợp. Họ đã tập với nhau những tình huống như thế đến mệt nhoài. Robben hiểu anh là người đảm trách chạy cánh khi đội nhà có bóng. Mueller biết anh cần là một mục tiêu nhận những đường chuyền ngắn chọc khe hoặc những quả tạt tầm thấp. Ribery ý thức rằng anh sẽ phải chiếm các khoảng trống mà Mueller để lại. Họ đều hiểu rõ vai trò của mình. Như thế, Lahm sẽ biết anh cần chuyền bóng cho ai, tất cả tạo thành những chuyển động liền lạc, như một tấm vải không thấy đường may.
Một đội bóng trở nên vĩ đại không phải bởi họ phát minh ra một chiến thuật mới, mà là ở khả năng họ có thể tích hợp hàng nghìn chi tiết đó thành một tổng thể hài hòa. Bạn sẽ cãi nhau bất tận nếu tranh luận rằng phòng ngự phản công thì tốt hơn tiqui-taca hay 4-4-2 truyền thống, và lịch sử đã cho chúng ta thấy mỗi chiến thuật đều có hiệu quả riêng của nó. Đội thắng trận là đội thực thi các kế hoạch chiến thuật của họ tốt nhất. Cả Brazil và TBN đều cầm bóng và chuyền bóng nhiều ở World Cup 2010, nhưng các cầu thủ TBN hiểu hệ thống của họ hơn. Chiến thuật đòi hỏi sự rõ ràng, một cầu thủ hiểu vai trò của anh ta trong hệ thống ở một thời điểm cụ thể.
Mọi đội bóng đạt được điều đó theo những cách khác nhau. Một số HLV dành hết thời gian trên sân tập, cho từng chi tiết, giải thích tỉ mỉ. Họ nói với trung vệ chính xác khi nào thì dâng lên và được dâng lên bao xa. Họ dành từng buổi tập để các cầu thủ nhuần nhuyễn nhũng chi tiết như thế. Một số người khác cố gắng tập hợp 11 cầu thủ thật thông minh, cùng một phong cách và để họ tự tìm ra cách tương thích với nhau. Một số người khác nặng hơn về lý thuyết, với những diễn giải chiến thuật tỉ mỉ hàng trăm trang và muốn các cầu thủ thuộc điều đó trong phòng họp đội. Mỗi cách tiếp cận đều đã sản sinh ra những nhà vô địch, và không cách nào là hoàn hảo.
Khó khăn nằm ở chỗ làm sao để các cầu thủ với nền tảng khác nhau, văn hóa khác nhau, phong cách và cả ngôn ngữ khác nhau, cùng chơi theo một nhịp điệu, một định hướng. Cũng chính bởi sự đa dạng đó, các mệnh lệnh chiến thuật phải hết sức rõ ràng. Sẽ rất khó để một HLV nói tiếng Anh nói với một cậu nhóc 17 tuổi vừa xuống máy bay từ BĐN rằng cậu ta cần phải gây sức ép lên đối thủ ở phía chân không thuận. Và đó chỉ là một mệnh lệnh, trong khi còn hàng trăm chỉ dẫn khác phải được thông báo một cách rành mạch. Đó là một việc rất tốn thời gian, và các nhân viên phiên dịch, là một thách thức lớn (việc Jose Mourinho có thể thành công đến thế phải chăng vì ông đã làm phiên dịch trên sân cho nhiều HLV lớn?)
Với ĐTQG, các cầu thủ tập hợp từ các CLB khác nhau. ĐT Mỹ sẽ có Landon Donovan và Graham Zusi đá cánh. Graham vốn quen với kiểu pressing từ xa, tốc độ cao ở Kansas City. Landon thì lại đã có phương pháp và kiên nhẫn ở Los Angeles. Graham trải qua 10 tháng gây sức ép cho đối phương; cũng thời gian đó, Landon chơi chậm rãi và chờ đợi. Vì thế, nếu Graham dâng cao, Dempsey và Bradley phải sẵn sàng bọc lót, nếu không Graham sẽ bị vượt qua dễ dàng. Nếu Dempsey và Bradley cũng làm tương tự bên cánh của Landon, nhưng Landon không dâng lên, sẽ xuất hiện khoảng trống ở hàng tiền vệ, và ĐT Mỹ sẽ vỡ vụn.
Với những khán giả quen xem bóng đá quá truyền hình, khi nào bạn thấy có một đường chuyền sai, đó không phải là lỗi của cá nhân một cầu thủ, đó là lỗi của hệ thống. Ngay cả những đội mạnh nhất và những hệ thống tốt nhất cũng sẽ có điểm yếu. Đôi khi các cầu thủ đọc sai tình huống. Đôi khi họ không đủ kỹ năng. Đôi khi họ mệt mỏi, về thể chất hoặc tinh thần. Nhưng chúng ta không nên nghĩ chiến thuật bóng đá là môn cờ vua, với HLV là người chơi cờ. Rốt cuộc, các cầu thủ mới là người thắng và thua trận đấu, không phải những chữ X hay O vẽ bằng bút lông trên bảng nhựa.