M.U phải học cách kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn ở đây, bao gồm cả sự điềm tĩnh và lạnh lùng. Những gì M.U làm được ở hiệp 1 trận lượt đi trên sân Old Trafford là rất đáng ghi nhận, đó chính là cách mà thầy trò HLV David Moyes cần phải phát huy ở màn tái đấu này. Nên nhớ, so với trận lượt đi, Bayern sẽ không có sự phục vụ của Bastian Schweinsteiger và Javi Martinez, hai vị trí đánh chặn quan trọng bậc nhất trong đội hình của Hùm Xám. Đây chính là cơ sở để Quỷ Đỏ có thêm niềm tin trong chuyến làm khách tại Munich.
Điều dễ dự đoán nhất cho trận đấu đêm nay có lẽ là Bayern sẽ tấn công, và M.U sẽ phải phòng ngự nếu như họ không muốn bị “xé xác”. Nhưng cái cách mà M.U tiếp nhận thế trận tấn công của Bayern sẽ là mấu chốt vấn đề. Các đội bóng của Pep Guardiola, trước đây là Barca, và bây giờ là Bayern, đều triển khai lối chơi dựa trên phong cách tiqui-taca. Điểm khác biệt duy nhất mà Pep tạo ra, chính là việc ông đã nâng tầm lối đá ban bật ngắn này tại Bayern bằng cách kết hợp cùng lối chơi pressing đã “ăn vào máu” Hùm Xám từ thời Jupp Heynckes. Sự kết hợp này đơn giản là vô cùng hợp, nó khiến Bayern có thể tấn công từ bất kỳ góc độ nào.
Dù huyền ảo như vậy, nhưng không có nghĩa lối chơi của Bayern không có điểm yếu. Điều dễ nhận thấy nhất với những đội bóng chơi dựa trên sức mạnh tổng lực của tất cả các cầu thủ trên sân là họ sẽ cần thời gian, dù ít dù nhiều ở đầu mỗi trận đấu, để ổn định lực lượng, định hình vị trí, sau đó làm nóng, và rồi vào guồng. Nếu biết cách tấn công đúng vào những thời điểm nhạy cảm nhất, đối thủ của các đội bóng này hoàn toàn có cơ hội mở điểm trước. Và một khi không có được sự chủ động, tiqui-taca sẽ trở nên nhàm chán và đơn điệu, như những gì Bayern cho thấy ở phần lớn thời gian hiệp 1 trận lượt đi. Nó còn có thể tệ hơn thế, nếu họ bị M.U “đâm lén” thành công ở những phút đầu trận.
Những thống kê chỉ ra rằng, tại Bundesliga mùa giải năm nay, Bayern đã có 11 bàn thắng trong quãng thời gian từ phút 20-30, và 22 bàn thắng ở quãng phút 65-85. Đó là những thời điểm đội bóng của Pep đã gần như làm chủ hoàn toàn thế trận, và bàn thắng đến như một lẽ tất yếu. Nếu M.U muốn tạo ra những đột biến, thời điểm đầu và cuối mỗi hiệp chính là thời điểm thích hợp nhất cho họ. Một lối chơi theo kiểu “chộp giật”, “cù nhầy”, hay nói theo một cách chuyên môn hơn là thực dụng, chính là thứ mà Moyes cần để giữ được thế trận trước Bayern.
Nhưng nếu không đủ chất sát thủ để “gõ đầu” Bayern sớm, M.U cần phải giữ một hệ thống phòng ngự “xe bus” tầng tầng lớp lớp, và cần thiết sẽ phải tầng tầng lớp lớp hơn nữa trước sức tấn công trên sân nhà của Bayern, điều hứa hẹn sẽ cực kỳ khác biệt so với cách lên bóng của họ tại Old Trafford. Nếu chơi như vậy, Quỷ Đỏ sẽ phải tìm giải pháp cho những lần phản công đòi hỏi phải nhanh và quyết liệt. Tuy nhiên, nếu phòng ngự thành công, M.U còn có thể hy vọng sự bối rối của Bayern khi thời gian dần trôi sẽ giúp tinh thần không-còn-gì-để-mất của họ tăng lên. Đến lúc đó, bóng ma năm 1999 hoàn toàn có thể quay trở lại.
Nếu những điều này vẫn chưa đủ thuyết phục, hãy cùng nhìn vào một vài thông số và sự kiện. Ở những màn đối đầu với Arsenal tại lượt đi vòng 1/8 (Bayern thắng 2-0 tại Emirates), và Man City tại trận cuối vòng bảng (Bayern thua 2-3 tại Allianz Arena), 2 đối thủ của Hùm Xám đều đã sở hữu tới 66% tình huống hãm thành ở 20 phút đầu (Arsenal), và 20 phút cuối (Man City). Thêm nữa, Bayern đã từng phải nhận 3 bàn thua sau phút 86 tại Bundesliga mùa này. Điều đó cho thấy, nếu gặp phải những đội bóng biết cách tạo áp lực, Bayern sẽ gặp khó khăn và để lộ ra những lỗ hổng. Nếu Bayern chịu áp lực, nghĩa là tuyến giữa của họ không thể cầm bóng, và nếu khu vực giữa sân bị tê liệt, đội bóng xứ Bavaria sẽ đối mặt với vô vàn hiểm nguy, khi tuyến dưới của họ không hề được đánh giá cao.
Ngày 30/4/2008, M.U vượt qua Barca của HLV Frank Rijkaard với bàn thắng duy nhất của Paul Scholes ở phút 14 trong trận lượt về bán kết Champions League tại Old Trafford, sau khi đã thủ hòa 0-0 tại Nou Camp. Ngày 28/5/2009, trong trận chung kết Champions League, M.U đã có những phút khai màn thăng hoa trước Barca, và nếu may mắn hơn chút nữa, họ đã có thể khiến ngày vinh quang của Pep cùng Blaugrana phải trì hoãn. Ngày 8/4/2010, những pha lập công liên tiếp của Darron Gibson và Luis Nani ở các phút thứ 3 và 6 xém chút nữa đã tạo ra một chiến thắng tưng bừng của Quỷ Đỏ trước Bayern ở trận lượt về tứ kết Champions League, nếu Rafael không bị đuổi, và Arjen Robben không xuất thần đến vậy. Nói vậy để thấy, cơ hội vẫn còn cho đội bóng áo đỏ thành Manchester. Họ chỉ cần một chút AQ về mặt tinh thần.
Bayern quá mạnh, và nếu họ có đá bay M.U sau trận đấu đêm nay, thì đó cũng không phải là một điều bất ngờ. Nhưng nếu M.U có thể tạo nên được một câu chuyện cổ tích, đó mới chính là điều đáng nói. Nó sẽ khiến mùa giải đầu tiên của Moyes tại M.U trở nên kỳ lạ hơn bao giờ hết. Đôi lúc người ta vẫn làm đươc những điều không tưởng, nhưng điều quan trọng là họ phải cho thấy được mình muốn điều đó xảy ra đến mức nào…
Điều dễ dự đoán nhất cho trận đấu đêm nay có lẽ là Bayern sẽ tấn công, và M.U sẽ phải phòng ngự nếu như họ không muốn bị “xé xác”. Nhưng cái cách mà M.U tiếp nhận thế trận tấn công của Bayern sẽ là mấu chốt vấn đề. Các đội bóng của Pep Guardiola, trước đây là Barca, và bây giờ là Bayern, đều triển khai lối chơi dựa trên phong cách tiqui-taca. Điểm khác biệt duy nhất mà Pep tạo ra, chính là việc ông đã nâng tầm lối đá ban bật ngắn này tại Bayern bằng cách kết hợp cùng lối chơi pressing đã “ăn vào máu” Hùm Xám từ thời Jupp Heynckes. Sự kết hợp này đơn giản là vô cùng hợp, nó khiến Bayern có thể tấn công từ bất kỳ góc độ nào.
Dù huyền ảo như vậy, nhưng không có nghĩa lối chơi của Bayern không có điểm yếu. Điều dễ nhận thấy nhất với những đội bóng chơi dựa trên sức mạnh tổng lực của tất cả các cầu thủ trên sân là họ sẽ cần thời gian, dù ít dù nhiều ở đầu mỗi trận đấu, để ổn định lực lượng, định hình vị trí, sau đó làm nóng, và rồi vào guồng. Nếu biết cách tấn công đúng vào những thời điểm nhạy cảm nhất, đối thủ của các đội bóng này hoàn toàn có cơ hội mở điểm trước. Và một khi không có được sự chủ động, tiqui-taca sẽ trở nên nhàm chán và đơn điệu, như những gì Bayern cho thấy ở phần lớn thời gian hiệp 1 trận lượt đi. Nó còn có thể tệ hơn thế, nếu họ bị M.U “đâm lén” thành công ở những phút đầu trận.
Những thống kê chỉ ra rằng, tại Bundesliga mùa giải năm nay, Bayern đã có 11 bàn thắng trong quãng thời gian từ phút 20-30, và 22 bàn thắng ở quãng phút 65-85. Đó là những thời điểm đội bóng của Pep đã gần như làm chủ hoàn toàn thế trận, và bàn thắng đến như một lẽ tất yếu. Nếu M.U muốn tạo ra những đột biến, thời điểm đầu và cuối mỗi hiệp chính là thời điểm thích hợp nhất cho họ. Một lối chơi theo kiểu “chộp giật”, “cù nhầy”, hay nói theo một cách chuyên môn hơn là thực dụng, chính là thứ mà Moyes cần để giữ được thế trận trước Bayern.
Nhưng nếu không đủ chất sát thủ để “gõ đầu” Bayern sớm, M.U cần phải giữ một hệ thống phòng ngự “xe bus” tầng tầng lớp lớp, và cần thiết sẽ phải tầng tầng lớp lớp hơn nữa trước sức tấn công trên sân nhà của Bayern, điều hứa hẹn sẽ cực kỳ khác biệt so với cách lên bóng của họ tại Old Trafford. Nếu chơi như vậy, Quỷ Đỏ sẽ phải tìm giải pháp cho những lần phản công đòi hỏi phải nhanh và quyết liệt. Tuy nhiên, nếu phòng ngự thành công, M.U còn có thể hy vọng sự bối rối của Bayern khi thời gian dần trôi sẽ giúp tinh thần không-còn-gì-để-mất của họ tăng lên. Đến lúc đó, bóng ma năm 1999 hoàn toàn có thể quay trở lại.
Nếu những điều này vẫn chưa đủ thuyết phục, hãy cùng nhìn vào một vài thông số và sự kiện. Ở những màn đối đầu với Arsenal tại lượt đi vòng 1/8 (Bayern thắng 2-0 tại Emirates), và Man City tại trận cuối vòng bảng (Bayern thua 2-3 tại Allianz Arena), 2 đối thủ của Hùm Xám đều đã sở hữu tới 66% tình huống hãm thành ở 20 phút đầu (Arsenal), và 20 phút cuối (Man City). Thêm nữa, Bayern đã từng phải nhận 3 bàn thua sau phút 86 tại Bundesliga mùa này. Điều đó cho thấy, nếu gặp phải những đội bóng biết cách tạo áp lực, Bayern sẽ gặp khó khăn và để lộ ra những lỗ hổng. Nếu Bayern chịu áp lực, nghĩa là tuyến giữa của họ không thể cầm bóng, và nếu khu vực giữa sân bị tê liệt, đội bóng xứ Bavaria sẽ đối mặt với vô vàn hiểm nguy, khi tuyến dưới của họ không hề được đánh giá cao.
Ngày 30/4/2008, M.U vượt qua Barca của HLV Frank Rijkaard với bàn thắng duy nhất của Paul Scholes ở phút 14 trong trận lượt về bán kết Champions League tại Old Trafford, sau khi đã thủ hòa 0-0 tại Nou Camp. Ngày 28/5/2009, trong trận chung kết Champions League, M.U đã có những phút khai màn thăng hoa trước Barca, và nếu may mắn hơn chút nữa, họ đã có thể khiến ngày vinh quang của Pep cùng Blaugrana phải trì hoãn. Ngày 8/4/2010, những pha lập công liên tiếp của Darron Gibson và Luis Nani ở các phút thứ 3 và 6 xém chút nữa đã tạo ra một chiến thắng tưng bừng của Quỷ Đỏ trước Bayern ở trận lượt về tứ kết Champions League, nếu Rafael không bị đuổi, và Arjen Robben không xuất thần đến vậy. Nói vậy để thấy, cơ hội vẫn còn cho đội bóng áo đỏ thành Manchester. Họ chỉ cần một chút AQ về mặt tinh thần.
Bayern quá mạnh, và nếu họ có đá bay M.U sau trận đấu đêm nay, thì đó cũng không phải là một điều bất ngờ. Nhưng nếu M.U có thể tạo nên được một câu chuyện cổ tích, đó mới chính là điều đáng nói. Nó sẽ khiến mùa giải đầu tiên của Moyes tại M.U trở nên kỳ lạ hơn bao giờ hết. Đôi lúc người ta vẫn làm đươc những điều không tưởng, nhưng điều quan trọng là họ phải cho thấy được mình muốn điều đó xảy ra đến mức nào…
BẠN CÓ BIẾT?
Bayern vốn mang tiếng “không hiếu khách” ở Champions League, nhưng các mùa gần đây, họ đã không thể thắng trong cả 4 cuộc đối đầu gần nhất với các đại diện Premier League ở Allianz Arena.
Cả mùa này và mùa trước, Bayern đều có lợi thế đá trận lượt về vòng 1/8 với cùng Arsenal. Cả 2 lần Bayern đều chơi dưới sức (thua 0-2 và hòa 1-1 ). Trận cuối vòng bảng mùa này, Bayern thua Man City 2-3. Trận thua Arsenal 0-2 kể trên và thất bại trước Man City chính là 2 trận “khóa đầu và khóa đuôi” mạch 10 thắng lợi liên tiếp của Bayern tại Champions League. Đáng nói nhất là lần Bayern bị Chelsea đánh bại ở chung kết tại Allianz Arena mùa 2011/12.
Còn M.U lại đại thắng trong cả 2 lần hành quân đến Đức gần nhất. Quỷ đỏ vừa đại thắng 5-0 trên sân của Leverkusen ở vòng bảng. Mùa 2010/11, Quỷ đỏ cũng thắng 2-0 trên sân của Schalke ở bán kêt lượt đi.
Có 2 điểm chung đáng chú ý, M.U giữ sạch lưới cả 2 trận trước chủ Đức gần nhất còn Hùm xám luôn thủng lưới ít nhất 1 bàn/trận trong 4 trận tiếp khách Anh gần đây.