Cầu thủ |
CLB cũ |
CLB mới |
Giá |
Radamel Falcao |
Atletico |
|
60 triệu euro |
James Rodriguez |
|
|
45 triệu euro |
Joao Moutinho |
|
|
25 triệu euro |
Giovani D.Santos |
|
Villarreal |
12 triệu euro |
Bruno Alves |
Zenit St Petersburg |
Fenerbahce |
5,5 triệu euro |
Helder Postiga |
|
|
3 triệu euro |
Bruno Gama |
Deportivo |
Dnipro |
2,5 triệu euro |
Ricardo Carvalho |
Real |
|
Tự do |
Vitor Gomes |
|
Videoton |
Tự do |
|
Nacional |
V.Guimaraes |
Tự do |
Ukra |
|
|
Tự do |
Hugo Viana |
|
Al Ahli |
Tự do |
Trước mặt Mendes thì Mourinho - kẻ ưa “làm cha thiên hạ” - cũng phải cúi mình phục tùng. Mendes chính là nhân vật quyền lực nhất làng bóng chuyên nghiệp hiện nay, và quyền lực của “siêu cò” này khác xa thứ quyền lực mang màu sắc chính trị của Sepp Blatter, Michel Platini, hoặc sặc mùi tiền bạc của Abramovich (Chelsea), Sheikh Mansour bin Zayed (Man City).
CẢ HOÀNG GIA TRONG TÚI
Tờ báo nổi tiếng Wall Street Journal từng viết: Jorge Mendes có quyền cảm thấy ông mới là chủ nhân thật sự của Real Madrid. Tại Dubai, tổ chức đầy uy tín Globe Soccer với hơn 4.000 thành viên đến từ 50 quốc gia, luôn trao giải “Nhà đại diện trong năm” cho Mendes, kèm theo bình luận khẳng định, đấy là “Doanh nhân giỏi nhất thế giới”.
Hãy nói chuyện Mendes “làm chủ Real”. Ông là người BĐN và ông chẳng hề cư ngụ tại Madrid. Nhưng ở CLB Hoàng gia, Mendes có C.Ronaldo, Di Maria, Coentrao, Pepe. Trước đó, còn phải kể thêm Mourinho và Carvalho. Bàn về thế giới của các nhà đại diện, chỉ cần bấy nhiêu là đã quá đủ hoành tráng. Nhưng Mendes “sở hữu Real” không phải vì cái sự điểm danh thô thiển ấy.
Bạn còn nhớ chuyện “Ronaldo buồn”, đình đám cách đây không lâu? Chỉ cần một lời hỏi han của Mendes, siêu sao hàng đầu thế giới lập tức hết buồn, và mọi chuyện lại đâu vào đấy, Real có sinh khí hẳn! Muốn chuyển sang đội bóng khác, chỉ cần nói với Mendes một tiếng. Không đi nhưng muốn tăng lương, cũng vậy.
Ở Real, chẳng phải ngẫu nhiên mà “quyền lực đen” Jorge Valdano phải tháo chạy khỏi ghế giám đốc thể thao, để một mình Mourinho quyết định thêm những việc lớn bên ngoài phạm vi sân tập. Cuộc chơi buộc phải như thế, theo sự đạo diễn của Mendes.
Khi quyền lực của Valdano về tay Mourinho thì vấn đề lương bổng của Di Maria, Ronaldo, Pepe, Coentrao sẽ như thế nào? Chuyện đi hay ở, vấn đề ràng buộc hợp đồng của Carvalho do ai quyết định? Tất cả đều do Mendes chi phối, mặc kệ Real còn lại bao nhiêu chức danh quản lý, gồm cả chủ tịch.
Chỉ cần hình dung hoàn cảnh kỳ lạ như sau là đủ thấy Mendes có một quyền lực vô đối trong làng cầu chuyên nghiệp. Ronaldo đề nghị tăng lương, họ sẽ phải gặp Mourinho để nói chuyện (thay vì Valdano như trước đó). Trên nguyên tắc, những người đại diện của cầu thủ và HLV sẽ gặp nhau để tranh luận, mặc cả, thỏa thuận, sao cho có lợi cho thân chủ mình. Và trên thực tế, coi như một mình Mendes quyết định.
Trên thế giới, không có trường hợp thứ hai như vậy. Bây giờ, vì những mối lợi khác, Mendes đưa Mourinho trở lại Chelsea, coi như giải thoát cho Real Madrid - CLB hoàng gia xưa nay chỉ biết kiêu hãnh chứ nào phải chịu sự chi phối một cách cay đắng như thế!
THUẬN THÌ SỐNG, NGHỊCH THÌ CHẾT
Trong mùa Hè 2004, Jose Mourinho đàm phán với siêu đại diện Pini Zahavi của Chelsea, bàn chuyện sang London dẫn dắt đội bóng mà Roman Abramovich vừa mua lại 1 năm trước đó. Đại diện của Mourinho là Jose Baidek, một nhân vật mà ông từng hợp tác từ thuở hàn vi.
Chẳng biết mức độ tình cờ là như thế nào mà tại London, Mourinho lại có dịp nói chuyện với cả Zahavi lẫn người đại diện trung lập Mendes. Thế là từ đó, Baidek rơi vào quên lãng. Mendes trở thành đại diện mới của Mourinho. Đấy không phải là lần duy nhất Mendes vận dụng tuyệt chiêu “phỗng tay trên” với các đối thủ cạnh tranh.
Chỉ cần “tình cờ” gặp và nói chuyện với Mendes ở sân bay, Luis Figo bỏ luôn nhà đại diện Jose Veiga. Ana Almeida cay đắng nhìn Nani công bố “nhà đại diện mới” Mendes. Goncalo Reis thì bị Mendes phỗng mất Bebe... Không chỉ đơn giản là chuyện lôi kéo thân chủ. Với Mendes, đấy chẳng qua cũng chỉ là sự lạnh lùng, khốc liệt trong nghề. Với ông, mọi thủ đoạn, mưu mô đều là công việc thuần túy.
Nếu cũng là người đại diện và tự tin về năng lực của mình, bạn cứ đến công ty Gestifute của Mendes. Sẽ có công việc tốt đẹp và cơ hội thăng tiến, dĩ nhiên là dưới sự điều hành của “Bố già” Mendes. Ngược lại, nếu muốn cạnh tranh, bạn có thể sẽ gặp kết cục tương tự với Reis, Almeida, Veiga hoặc Baidek.
Bây giờ, trong tay Mendes là hơn 100 cầu thủ nhà nghề, trong đó gồm đến 30-40 danh thủ. Có đến 15 tuyển thủ trong danh sách đội BĐN tại VCK EURO 2012 là thân chủ của Mendes. Hoàn toàn vô đối trong làng đại diện bởi chẳng ‘cò” nào sở hữu “mớ tài sản” giá trị như vậy.
Đấy không phải là thành quả có được trong một sớm một chiều. Từ lâu, Mendes đã thấy rõ kẽ hở quá lớn trong hệ thống luật chuyển nhượng quốc tế (không có luật cấm “cò” làm đại diện cho nhiều cầu thủ và HLV cùng lúc, vì vậy Mendes sẽ tránh được xung đột quyền lợi ví dụ như khi Mourinho của Chelsea mua Ronaldo của Real), và âm thầm chuẩn bị cho những gì ông đang có được trong ngày hôm nay.
Thật ra, nhiều người cũng đã thấy rõ sự vô lý khi một người đại diện cho quyền lợi của cả cầu thủ lẫn HLV trong cùng một vụ đàm phán. Thấy là một chuyện, làm được như Jorge Mendes lại là chuyện khác. Đã có khoảng 100 cầu thủ trong tay, lại có cả HLV Mourinho trong tay, muốn thành lập “nhóm lợi ích” ở đội bóng nào chả được!
Ngồi không cũng ăn tiền
Hè 2013, “nhà giàu mới” Monaco hứa sẽ chi 8,7 triệu bảng cho Jorge Mendes nếu ông đưa Ronaldo sang đấy, bất kể với giá chuyển nhượng bao nhiêu. Real phản ứng thế nào? Họ cũng hứa chi cho Mendes ngần ấy nếu Ronaldo gia hạn hợp đồng.
Đương nhiên, Mendes ngồi không cũng “ăn tiền cò” cho việc... không đàm phán!
Mendes kiếm 25 triệu bảng mùa hè này?
Tổng số tiền chuyển nhượng các thương vụ do Jorge Mendes đàm phán ở TTCN Hè 2013 lên đến 128 triệu bảng (xem bảng bên). Tất nhiên, không ai tiết lộ tỷ lệ “tiền cò”. Chỉ biết chắc chắn một điều, “tiền cò” của Mendes không bao giờ thấp hơn 10% (riêng trong 3 vụ đàm phán Falcao, Rodriguez, Moutinho thì có tin cho rằng Mendes hưởng đến 20%).
Như vậy, suy luận thông thường cho thấy Mendes phải bỏ túi ít nhất 10-15 triệu bảng, và có khả năng lên đến gần 25 triệu bảng trong Hè 2013. Đấy là chưa kể vấn đề thù lao trong những vụ chuyển nhượng tự do. Đối với những cầu thủ vẫn còn khả năng chơi bóng đỉnh cao thì việc chuyển nhượng tự do là ưu thế lớn để đàm phán mức lương cao (do CLB mới không phải trả phí chuyển nhượng). Mà Mendes đâu có đàm phán “miễn phí” cho Ricardo Carvalho hoặc Hugo Viana!
Cú lừa đậm với “cò” của Rooney
Từng có lúc, công ty Formation của Paul Stretford (đại diện cho Wayne Rooney) ký giao kèo, hợp tác với công ty Gestifute mà cháu của Mendes làm giám đốc. Trên thực tế, ai cũng nghĩ Gestifute là công ty của Mendes. Họ cùng lăng xê các ngôi sao BĐN, tìm cách đưa sang Anh, và kiếm tiền hoa hồng. Rất nhiều vụ đã thành công.
Những vụ chuyển nhượng do Formation đàm phán, họ đều chia lại cho Gestifute. Ngược lại, Formation chẳng được chia đồng nào trong những vụ do Gestifute đàm phán. Đòi tiền không được, các bên đưa nhau ra tòa.
Rút cuộc vỡ lẽ: lại còn có một công ty Gestifute International Limited, đăng ký hoạt động ở Ireland, coi như không liên quan gì đến công Gestifute phổ biến trong làng chuyển nhượng ở BĐN. Mendes bí mật lập thêm công ty ấy, và dồn hết những phi vụ có lời vào đấy! Đau nhưng Formation đành cay đắng chấp nhận quả lừa!