“Cò” chuyển nhượng chính là một trong những công việc “hái ra tiền” trong ngành công nghiệp bóng đá đang ngày một phát triển không điểm dừng ở hiện tại. Giá các vụ chuyển nhượng tăng một cách chóng mặt trong những thập kỷ qua, đều có lí do của nó. Những tay “cò” nổi tiếng như Jorge Mendes, Paul Stretford hay Pini Zahavi không thiếu những mánh khóe để “moi tiền” từ các CLB thông qua các vụ chuyển nhượng hoặc các vụ gia hạn hợp đồng.
Tác động của “cò” lên các thương vụ chuyển nhượng, đình đám nhất trước tiên phải kể đến vụ Carlos Tevez và Javier Mascherano chuyển sang West Ham ở mùa bóng 2006/07. Khi đó, Tevez và Mascherano đều là những tài năng trẻ rất được chú ý của CLB Corinthians, được rất nhiều các “ông lớn” tại châu Âu như M.U, Chelsea, Arsenal, và AC Milan săn đuổi, nhưng cuối cùng lại bất ngờ chịu thua một West Ham nhỏ bé. Bí ẩn sau cú sốc chuyển nhượng này, nằm ở công ty MSI (công ty đầu tư nắm quyền sở hữu hai cầu thủ trên), cùng "ông trùm" Kia Joorabchian.
Trên thực tế, West Ham chỉ mất vỏn vẹn…1 triệu bảng để có được bộ đôi tài năng trẻ nói trên, nhưng ngược lại, The Hammers sẽ chỉ được sử dụng hai tân binh này trong một mùa bóng trước khi đối mặt với hai sự lựa chọn: thứ nhất là mua hẳn với giá 29 triệu bảng, hoặc thứ hai, là phải bán nếu có CLB nào trả trên 20 triệu (phần lợi nhuận này "chảy" vào túi MSI chứ không phải West Ham). Tevez và Mascherano còn được xem như hai "con mồi" giúp Joorabchian khởi động lại quá trình thâu tóm West Ham đã được nhà tài phiệt này lên kế hoạch trước đó.
Cũng là một thương vụ từ Nam Mỹ khác, Neymar đã khiến Barca phải bỏ ra một số tiền khổng lồ, nhiều hơn đáng kể so với những gì họ đã công bố. Theo đó, 57,1 triệu euro phí chuyển nhượng chỉ là bề nổi của tảng băng, còn lại có đến 29,1 triệu euro được trả cho tiếp thị, quỹ công tác xã hội, lót tay cho cha của Neymar và môi giới. Tổng chi phí đã lên đến 86,2 triệu euro. Đáng lưu ý, phần phí môi giới lần đầu tiên được tiết lộ. Đây cũng chính là lí do các thành viên trong CLB cho rằng chủ tịch Sandro Rosell tham ô, dẫn đến việc tố cáo lên tòa án TBN.
Tác động của “cò” lên các thương vụ chuyển nhượng, đình đám nhất trước tiên phải kể đến vụ Carlos Tevez và Javier Mascherano chuyển sang West Ham ở mùa bóng 2006/07. Khi đó, Tevez và Mascherano đều là những tài năng trẻ rất được chú ý của CLB Corinthians, được rất nhiều các “ông lớn” tại châu Âu như M.U, Chelsea, Arsenal, và AC Milan săn đuổi, nhưng cuối cùng lại bất ngờ chịu thua một West Ham nhỏ bé. Bí ẩn sau cú sốc chuyển nhượng này, nằm ở công ty MSI (công ty đầu tư nắm quyền sở hữu hai cầu thủ trên), cùng "ông trùm" Kia Joorabchian.
Trên thực tế, West Ham chỉ mất vỏn vẹn…1 triệu bảng để có được bộ đôi tài năng trẻ nói trên, nhưng ngược lại, The Hammers sẽ chỉ được sử dụng hai tân binh này trong một mùa bóng trước khi đối mặt với hai sự lựa chọn: thứ nhất là mua hẳn với giá 29 triệu bảng, hoặc thứ hai, là phải bán nếu có CLB nào trả trên 20 triệu (phần lợi nhuận này "chảy" vào túi MSI chứ không phải West Ham). Tevez và Mascherano còn được xem như hai "con mồi" giúp Joorabchian khởi động lại quá trình thâu tóm West Ham đã được nhà tài phiệt này lên kế hoạch trước đó.
Cũng là một thương vụ từ Nam Mỹ khác, Neymar đã khiến Barca phải bỏ ra một số tiền khổng lồ, nhiều hơn đáng kể so với những gì họ đã công bố. Theo đó, 57,1 triệu euro phí chuyển nhượng chỉ là bề nổi của tảng băng, còn lại có đến 29,1 triệu euro được trả cho tiếp thị, quỹ công tác xã hội, lót tay cho cha của Neymar và môi giới. Tổng chi phí đã lên đến 86,2 triệu euro. Đáng lưu ý, phần phí môi giới lần đầu tiên được tiết lộ. Đây cũng chính là lí do các thành viên trong CLB cho rằng chủ tịch Sandro Rosell tham ô, dẫn đến việc tố cáo lên tòa án TBN.
Hoạt động ngầm của cùng các chiêu trò nâng giá vô tội vạ của “cò” đang ngày một khiến giá trị của các cầu thủ, đặc biệt là các ngôi sao mới nổi, trở nên không tưởng. Dù FIFA muốn siết chặt giới "cò" chuyển nhượng, nhưng có một sự thật là tầm ảnh hưởng của những tay môi giới cầu thủ đang lớn hơn bao giờ hết, bởi đây là dịch vụ không thể thiếu trong giới cầu thủ. Người đại diện sẽ là phát ngôn viên của cầu thủ, là cầu nối giữa họ tới những CLB khác, và cả CLB chủ quản, trong những vấn đề “khó nói” về lương bổng cũng như chuyển nhượng.
Thật quá khó để công khai và minh bạch những “bên thứ 3” trong các vụ chuyển nhượng, bởi số tiền dùng để “bôi trơn” gần như là không bao giờ cố định. Nó phụ thuộc vào danh tiếng của cầu thủ, đẳng cấp của người môi giới, cũng như độ khó của thương vụ đó. Hai vụ chuyển nhượng kỷ lục thế giới của Cristiano Ronaldo và Gareth Bale sang Real Madrid cũng là những “siêu phẩm” của giới đại diện. Với bức tranh bóng đá thời điểm hiện tại, đó chắc chắn vẫn chưa phải là là giới hạn.