Bóng Đá Plus trên MXH

Cựu tiền đạo ĐTQG - Nguyễn Ngọc Thanh: Chuyện Thanh “khùng” đi gõ đầu trẻ
05:56 ngày 02/04/2015
Giải nghệ ở cái tuổi mà Ngọc Thanh nói rằng: “Nếu ráng cày thì cũng được vài năm nữa. Nhưng phải dừng lại để được ở bên gia đình và tìm cho mình cái nghề gì gắn với đam mê bóng đá”. Bây giờ cựu tuyển thủ QG này sắp được như ý nguyện, khi anh chính thức được nhận vào “thử việc” ở lò đào tạo PVF với cương vị HLV.
    CHUYỆN MỘT KẺ “CHÊ” TIỀN?
    Dẫn chúng tôi về căn nhà khang trang ở Q.Tân Phú, Ngọc Thanh bảo: “Đấy là công sức dành dụm một đời đi đá bóng của tôi. Nói không ngoa, tôi cũng là người may mắn khi có được một mái ấm gia đình vợ đảm đang, con ngoan hiền…”. Đúng thế, ngồi với Ngọc Thanh nhấm nháp ly bia lạnh để nói về chuyện hậu trường bóng đá Việt Nam và cả chuyện xã hội nữa… có lẽ phải mất cả ngày mới nghe hết những chuyện đã có chắt lọc của anh.

    Thanh “khùng” - cái biệt danh mà người ta đã gá cho anh có lẽ chỉ để gọi cho “vui”, chứ ngoài đời tiếp xúc, chẳng ai thấy Thanh…. khùng. Hoặc nếu có, đấy là những câu chuyện thuở còn bé, chỉ với trái banh da trên tay, Thanh và các “đồng bọn” ở cái xóm được coi là dân góp ở Tân Phú, đã có thể kiếm được cây kem, xô trà đá sau một trận đấu. Và cả câu chuyện Thanh “đen”, một cậu bé lều khều sẵn sàng đấu “tay bo” nếu bị đối phương đá bẩn…


    Cái tính cách ấy được Thanh mang đến đội trẻ Công an TP.HCM, nơi mà cậu bé đá bóng “phủi” lề phố đến ăn tập. Và đó cũng là năm tháng, Ngọc Thanh đứng giữa đôi đường, một là tiếp tục theo đuổi con chữ ở Trường đại học Kĩ thuật Công nghệ (TP.HCM) và hai là bỏ giảng đường đi đá bóng chuyên nghiệp. Cuối cùng, Ngọc Thanh đã chọn con đường thứ 2. Nhưng con đường bóng banh của Thanh “khùng” khá lận đận, mùa 2004, anh vừa chuyển lên Ngân hàng Đông Á chơi bóng chưa được bao lâu, thì đội bóng này giải thể. 

    Sau những suy nghĩ, anh đã chọn con đường Bắc tiến để chơi cho Hải Phòng. Cũng không ngờ rằng, đất Cảng là nơi “hợp vận” của Ngọc Thanh. Mùa 2008, Ngọc Thanh chơi “lên như diều gặp gió”. Anh chính là Vua phá lưới nội với 12 bàn ghi được. 

    Gác lại sự nghiệp cầu thủ nhiều thăng trầm, Nguyễn Ngọc Thanh đang yên bình nơi mái ấm gia đình

    Nhưng rồi cái kiếp lênh đênh lại trở về, mùa 2010, Ngọc Thanh với Hải Phòng đã có một cuộc chia tay trong ầm ĩ. 

    Có người nói, Ngọc Thanh là kẻ chê tiền, bởi ở thời điểm đó, nếu “chây ì”, nhẫn nhịn thêm thời gian, tiền đạo này sẽ không phải đền số tiền 200 triệu cho 8 tháng hợp đồng để ra đi, cùng với đó là mức lương 30 triệu một tháng mà anh mất trắng khi rời Hải Phòng. 

    Nhưng Ngọc Thanh là thế, anh là con người sống có trước có sau, thích sòng phẳng. Thậm chí, khi về đầu quân cho SHB.ĐN với bản hợp đồng có thời hạn 3 năm (2010 – 2013) với mức lót tay 4 tỷ đồng vì cảm thấy mình không còn vị trí nữa và không thể chơi bóng ở đấy nữa, anh đã đề nghị trả lại tiền để được ra đi thay vì phải ngứa ngáy ngồi trên khán đài.

    GIA NHẬP LÒ NHỮNG ÔNG THẦY NỔI TIẾNG
    Trở về sau quãng thời gian rời SHB.ĐN rồi Cần Thơ, Nguyễn Ngọc Thanh trở về nhà. Và công việc của anh là hàng ngày đón con đi học, xách giày đi đá bóng “phủi” và uống bia. “Sau thời gian Bắc – Trung – Nam chơi bóng, đấy là quãng thời gian tôi dành cho gia đình. Chắc chắn, tôi không thể rời xa quả bóng bởi nó đã ăn vào máu tôi rồi”.

     Háo hức thử sức ở vai trò mới, HLV tại lò đào tạo PVF

    Ở nhà cả năm trời, cuối cùng Nguyễn Ngọc Thanh cũng quyết định tìm kiếm một công việc liên quan đến bóng đá. Và thông tin tốt lành đã đến với anh khi hay rằng, trung tâm PVF (Quỹ đầu tư và phát triển bóng đá trẻ Việt Nam) còn thiếu một chân HLV, hay nói vui như dân trong nghề là “gõ đầu trẻ”. Rất nhanh chóng, Ngọc Thanh xin được xuống trung tâm Thành Long nơi lò PVF đóng quân, để xin thử việc và học việc.

    Từng có “số má” trên bản đồ bóng đá Việt Nam, cộng với việc được học việc với những đàn anh quen biết như: Trần Minh Chiến, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Phúc Nguyên Chương... nên việc hòa nhập của Ngọc Thanh rất dễ dàng. Rất có thể, chuyện được vào biên chế của trung tâm PVF với Ngọc Thanh chỉ còn là vấn đề thời gian. 


    “Được học việc những đàn anh đi trước, những người đã có kinh nghiệm và tận tình, nên tôi thấy mọi thứ đang tốt đẹp. Cần có nhiều thời gian cũng như phải làm việc chăm chỉ hơn nữa, nhưng tôi tin mình có thể hòa nhập và có thể làm tốt công việc mà mình vẫn ước ao”. Ngọc Thanh chia sẻ.

    Xuất phát điểm là một cậu bé đá bóng “phủi”, rồi một sinh viên ngồi trên ghế giảng đường và rẽ ngang qua làm một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp… ở Ngọc Thành, cứ mỗi chặng đường anh đi qua là những câu chuyện dài. Song có là gì đi nữa, người ta đều thấy ở anh sự trong sáng và tận tụy với nghề. Đấy có thể là hành trang để anh bước vào con đường làm nghề “gõ đầu trẻ” và sẽ gặt gái được những thành công trong tương lai.

    Gặp lại “đối thủ” lớn nhất đời cầu thủ
    Với 12 bàn thắng, Nguyễn Ngọc Thanh trở thành “Vua phá lưới” nội mùa 2008. Và Ngọc Thanh được HLV Calisto gọi vào danh sách ĐT Việt Nam chuẩn bị cho AFF Suzuki Cup 2008. Ở thời điểm đó, người ta đã có một phép so sánh giữa Ngọc Thanh và Việt Thắng, vì cả hai là tiền đạo cắm hàng đầu V.League. Cuối cùng, Việt Thắng đã được chọn, còn Ngọc Thanh bị loại và kèm theo là những câu chuyện ầm ĩ liên quan đến chuyện nội bộ đội tuyển. Bây giờ, Ngọc Thanh sẽ gặp lại Việt Thắng, “đối thủ” của mình khi họ là đồng nghiệp của nhau ở lò PVF nhưng có lẽ chuyện của ngày hôm qua đã là quá khứ, là một câu chuyện vui vẻ.

    Tham vọng của lò PVF
    Trong những năm qua, lò đào tạo PVF đã giành chức vô định giải U13 QG năm 2010, U15 QG năm 2012, U17 QG năm 2014 và mới đây nhất đã giành chức vô địch U19 QG năm 2015. Được biết, với lứa cầu thủ này, PVF chuẩn bị tham dự giải U21 báo Thanh Niên và tranh tài ở giải hạng Ba QG với mục tiêu là giành vé lên chơi hạng Nhì QG vào năm 2016. 

    Có thể bạn chưa biết?
    PVF là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận, được sáng lập và đóng góp vốn bởi 3 thành viên thuộc tập đoàn Vingroup là: Quỹ Thiện Tâm (đóng góp 80%); Công ty CP Đầu tư và Thương mại PFV (10%) và Công ty TNHH MTV Vinpearl (10%). 

    Chức năng của PVF là xây dựng, triển khai và tài trợ cho các chương trình, đề án nhằm mục đích đầu tư và hỗ trợ các thiếu niên có năng khiếu, tài năng trong lĩnh vực bóng đá trên cả nước. Theo đó, Quỹ sẽ hướng mục tiêu chính vào việc hình thành một hệ thống đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần xây dựng những thế hệ cầu thủ trẻ thật sự tài năng và có đạo đức, có văn hóa cho nền bóng đá nước nhà. Quỹ được ra đời chính từ ý tưởng gợi ý của nguyên Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một người mà lúc sinh thời đã hết sức tâm huyết với nền bóng đá Việt Nam.

    Ngày 4/12/2008, PVF chính thức làm lễ ra mắt và ngày 12/6/2009 khai giảng khóa đầu tiên. Trải qua 5 mùa tuyển sinh, PVF hiện đang đào tạo 190 học viên, chia thành 8 lớp, được tuyển chọn từ 51 tỉnh thành trên cả nước. (Theo PVF)
    BONGDAPLUS.VN • 05:56 ngày 02/04/2015

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay