Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
'Các CLB Anh thống trị nhờ… BLĐ đa quốc gia'
12:01 ngày 01/06/2019
Với hai trận chung kết toàn Anh, có một câu hỏi thường được nêu lên gần đây, đó là nhờ đâu các đội bóng Anh thống trị sân cỏ châu Âu mùa này? Cây bút gạo cội Gabriele Marcotti có một cách lý giải rất độc đáo. Hãy cũng xem bài viết của Marcotti.
    'Có một cách giải thích đã thành nhàm chán là các CLB Anh thành công nhờ lắm tiền nhiều của. Chẳng hạn, Tottenham với quỹ lương lên đến 130 triệu bảng, đứng thứ 14 trên thế giới, hay Liverpool cũng ở đâu đó quanh đấy trên BXH tiền lương. Tiền bạc đem đến thành công. Câu này chúng ta nói mãi rồi. Có một cách giải thích còn chán hơn, rằng những đội bóng Anh năm nay gặp… may. Người ta có thể viện dẫn tình huống Ajax sút trúng xà ngang của Tottenham hay Dembele bỏ lỡ cơ hội ăn bàn mười mươi ở trận bán kết với Liverpool, hoặc Frankfurt chỉ thua Chelsea trên chấm luân lưu đầy may rủi'. 

    Nói như vậy, xem ra cũng không ổn. Bởi với chữ “nếu”, ai cũng có thể chứng minh điều ngược lại. Có người lại nói, các đội bóng Anh sở hữu nhiều cầu thủ nước ngoài, nhiều HLV nước ngoài. Song cần biết rằng, gần 2/3 các CLB lọt vào vòng knock-out của Champions League năm nay có HLV nước ngoài. Và hơn một nửa số cầu thủ của các đội góp mặt từ vòng 1/8 cũng là ngoại binh.

    Tuy nhiên, có một chi tiết thực sự khác biệt giữa các đội bóng Anh và phần còn lại của châu Âu. Đó là sự đa dạng văn hóa trong đội ngũ quản trị, từ các HLV, những trợ lý cho tới GĐTT, GĐĐH hay cả chủ tịch. Với môi trường bóng ngày càng có tính toàn cầu hóa cao, đặc biệt là ở Premier League - nơi các đội bóng thường xuyên xuất phát với đội hình chỉ có một vài (thậm chí đôi lúc là không) cầu thủ người Anh, thì một ban lãnh đạo đa quốc gia sẽ có giá trị rất lớn. 


    Hãy nhìn sang Chelsea. Vài năm trước, đội ngũ quản trị của họ gồm một phụ nữ Nga (Marina Granovskaia), một người Canada (Eugene Tenenbaum), một người Nigeria (Michael Emenalo) và dĩ nhiên, một ông chủ Nga. “Bạn sẽ chẳng bao giờ thấy một BLĐ như thế tại Italia, Tây Ban Nha hay Đức. Có lẽ cả triệu năm nữa cũng không”, tỷ phú Roman Ambramovich, ông chủ Chelsea từng nói.

    Về vấn đề này, Abramovich có đồng minh là… Arsenal. Đội bóng này bước vào mùa giải 2018/19 với tuyển trach viên trưởng là người Đức (Sven Mislintat), một người Tây Ban Nha lo việc quan hệ cộng đồng (Raul Sanllehi), một người Bồ Đào Nha quản lý bộ phận chăm sóc thể lực (Paulo Barreira), một người Nhật Bản phụ trách các vấn đề đặc biệt (Takahiro Yamamoto), 2 chuyên gia phân tích dữ liệu đến từ Nga và Argentina (Mikhail Ziklin và Susan Ferreras). Và những người này trước đó được tuyển mộ bởi một người gốc Hy Lạp sinh ra ở Nam Phi, học tập tại Anh và đã có nhiều năm làm việc tại Mỹ: cựu GĐĐH Ivan Gazidis. BLĐ Tottenham cũng đa quốc gia không kém khi GĐĐH của họ là bà Donna-Maria Cullen, một người gốc Nam Phi còn Giám đốc y tế là tiến sĩ Shabaaz Mughal gốc Pakistan. 

    Những BLĐ đa quốc gia đã giúp các đội bóng Premier League luôn có góc nhìn toàn cầu, và tính cạnh tranh cũng cao hơn. Nhờ đa dạng văn hóa, họ có thể khai thác được tối đa khả năng của cầu thủ. Đấy chính là sự khác biệt với những đối thủ hàng đầu châu lục như Juventus, Bayern, Barca hay Real Madrid. Những đội này có thể có HLV nước ngoài nhưng luôn duy trì một thứ văn hóa bản địa đậm đặc, khiến sự thích nghi của cầu thủ ngoại không thể tốt và dễ dàng bằng tại Premier League. Và vì thế, sức mạnh của họ cũng không được tối đa hóa như ở các đội bóng Anh.

    Giàu cũng nhờ đa dạng văn hóa 
    Nhờ BLĐ đa quốc tịch mà các đội bóng Anh cũng thành công hơn về khả năng làm thương mại. Nhờ hiểu biết về các nền văn hóa, doanh thu của các CLB Anh đến từ khắp thế giới và luôn tăng trưởng tốt. Có nhiều tiền, họ lại càng có điều kiện tái đầu tư cho lực lượng.

    4 - Doanh thu bản quyền truyền hình của Premier League giai đoạn 2019-2022 lên tới 4 tỷ bảng, cao nhất trong 5 giải hàng đầu châu Âu.
    MINH TÂM (lược dịch) • 12:01 ngày 01/06/2019

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay