Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
Nguồn gốc biệt danh của các đội bóng ở Premier League
20:01 ngày 08/10/2013
Từ trước đến nay, nhắc đến “Quỷ đỏ” là người hâm mộ bóng đá sẽ biết ngay đó là M.U, hay “Pháo thủ” chính là cách gọi khác của Arsenal. Nhưng có lẽ ít ai biết được nguồn gốc xuất xứ của những biệt danh này. Hãy cùng BONGDAPLUS tìm hiểu thêm về những “nickname” của các CLB tại Premier League.
    Arsenal – The Gunners (Pháo thủ): Đội bóng dưới quyền HLV Arsene Wenger được thành lập vào năm 1886 ở Woolwich, miền Nam London, bởi những người làm công tại kho vũ khí Royal Woolwich Arsenal. Bởi vậy, CLB mới lấy biệt danh là “Pháo thủ” cùng huy hiệu là một khẩu pháo.

    Aston Villa – Villans: Sẽ có những sự nhầm lẫn trong biệt danh của đội bóng này, khi họ được gọi theo 2 cách: Villains hoặc Villans (không có “i”). Tuy nhiên, giữa 2 tên gọi này lại có sự khác biệt rất lớn. Villains nghĩa là “tội phạm” và không liên quan gì đến CLB này. Từ chính xác ở đây phải là Villans, có nghĩa là “người Villa”. 

    Cardiff – The Bluebirds (Con chim xanh): Biệt danh của họ có sự liên quan đến vở kịch “Con chim xanh” được sáng tác bởi nhà viết kịch nổi tiếng người Bỉ Maurice Maeterlinck vào năm 1909. Nội dung chính của tác phẩm kể về những chuyến phiêu lưu để tìm kiếm hạnh phúc qua hình tượng con chim xanh. Vở kịch này đến với sân khấu tại Cardiff vào những ngày cuối tháng 10/1911. Một tuần sau, Maeterlinck được trao giải Nobel Văn học. Đây là lí do mà Cardiff quyết định lấy biệt danh là “Con chim xanh”.

    Chelsea – The Blues: Mãi cho đến những năm 50 thể kỉ trước, CLB vẫn còn được biết đến với biệt danh “The Pensioners” (người đã về hưu) do ảnh hưởng của bệnh viện cực kì nổi tiếng The Chelsea Pensioners. Tuy nhiên, khi Ted Drake trở thành HLV của CLB vào năm 1952, ông đã bắt đầu một kế hoạch nhằm xóa đi cái tên này và thay bằng The Blues: cũng chính là màu áo truyền thống của đội bóng.

    The Blues

    Crystal Palace – The Eagles (Đại bàng): Khi Malcom Allison tiếp quản đội bóng vào năm 1973, ông đã quyết định thay đổi đồng phục và tất nhiên là cả biệt danh. “Đại bàng” (The Eagles) đã được ông lựa chọn và không lâu sau nó được xuất hiện trên huy hiệu của CLB. Đến năm 1994, BLĐ Crystal Palace quyết định thay đổi một chút hình tượng trên huy hiệu khi hướng nhiều hơn về một con Phượng hoàng nhằm giảm bớt tính dữ dằn và hiếu chiến trước đó.

    Everton – The Toffees: Biệt danh này của họ được lấy theo tên của một cửa hàng bán kẹo ở gần của Goodison Park. Tên đầy đủ của cửa hàng này là Mother Bobblet Toffee. Đây là nơi thường xuyên tặng kẹo cho những khán giả đến sân theo dõi đội bóng thi đấu.

    Fulham – Cottagers: Vào năm 1780, Nam tước William Craven đã xây dựng một căn nhà trên mảnh đất mà bây giờ là SVĐ của đội bóng. Căn nhà được biết đến với cái tên Craven Cottage. Đây cũng là nguồn gốc tên SVĐ của Fulham và từ đó biệt danh của họ cũng là “Cottagers”.

    Hull City – The Tigers: Biệt danh này bắt nguồn từ màu sắc trang phục truyền thống của CLB: sọc vàng-đen.

    Liverpool – Reds (Lữ đoàn đỏ): Trước đây, vào năm 1892, màu áo của Liverpool không có màu đỏ như bây giờ, thay vào đó là trắng và xanh lam, gần giống với tông màu của Everton. Nhưng vào năm 1964, Bill Shankly, HLV huyền thoại của Liverpool-người đã đưa đội bóng đi lên từ lúc họ chỉ là một CLB hạng bét, đã quyết định đổi màu áo. Ông chọn màu đỏ và từ đó CLB có biệt danh “Reds” như bây giờ.

    Man City – Citizens: Không có điều gì đặc biệt từ biệt danh này của họ bởi nó được lấy ý tưởng trong chính tên của CLB. Ngoài ra họ còn được biết đến với cái tên “Xanh da trời” (Sky Blues) do màu trang phục truyền thống của họ.

    Citizens

    M.U – The Red Devils (Quỷ đỏ): Vào năm 1934, CLB bóng bầu dục của nước Anh, Saldford, đã tới Pháp du đấu với biệt danh “Quỷ đỏ”. Khi Sir Matt Busby, HLV huyền thoại của M.U, biết được cái tên này, ông cho rằng nó hoàn toàn phù hợp với CLB và sẽ kích thích tinh thần thi đấu của các cầu thủ. Do đó, ông quyết định chọn biệt danh này đồng thời cũng thay đổi logo của đội bóng.

    Newcastle – The Magpies (Chim ác là): đội bóng này có rất nhiều tên gọi nhưng không nghi ngờ gì, cái tên “Chim ác là” được biết đến nhiều nhất. Biệt danh này cũng lấy ý tưởng từ màu sắc trang phục thi đấu sọc đen-trắng của CLB.

    Norwich – The Canaries (Chim hoàng yến): Biệt danh này liên quan đến lịch sử của hạt Norfolk, nơi đóng quân của CLB Norwich. Vào khoảng giữa thế kỉ XVI, có rất nhiều người tị nạn từ vùng Flanders (Bỉ) và Pháp đến đây để trốn sự đàn áp tôn giáo. Khi đó, những người này mang theo rất nhiều chim hoàng yến và nó đã tạo nên một khung cảnh đặc trưng cho vùng đất này. 

    Southampton – The Saints: Biệt danh này muốn nhắc đến những người sáng lập của CLB. Họ vốn là thành viên của Nhà thờ St.Mary - Hiệp hội Thanh niên năm 1885.

    Tottenham – The Spurs: Câu lạc bộ này ra đời vào năm 1882 xuất phát từ sáng kiến của trường tiều học địa phương All Hallows Church. Theo thông tin trên website chính thức của UEFA, nguồn gốc biệt danh của Tottenham vẫn ẩn chứa một điều bí ẩn. Tuy nhiên người ta tin rằng biệt danh này có liên quan tới nhà quý tộc Sir Henry Percy - quý ngài Harry Hotspur của Shakespeare trong phần 1 của vở Enrique IV.

    Stoke – Potters: Stoke on Trent, là cái nôi của nghệ thuật gốm sứ Anh quốc. Và vì vậy biệt danh The Potters (thợ gốm) của Stoke City ra đời.

    The Potters

    Sunderland – The Black Cats (Mèo đen): Mối liên hệ giữa Sunderland và những con mèo đen đã có từ hơn 200 năm trước đây. Vào năm 1805, một khẩu pháo được đặt tên là Mèo Đen sau khi người ta nghe thấy tiếng mèo kêu lạ lùng trên sông Wear. Một trăm năm sau, hình ảnh một con mèo đen đã được chụp lại bên cạnh một quả bóng, bên cạnh chủ tịch CLB ông FW Taylor. Ba năm sau, một con mèo đen lại xuất hiện trong bức ảnh tập thể của đội. Năm 1937, một người hâm mộ nhỏ tuổi đã mang tới sân Wembley, nơi Sunderland đã hạ gục Preston với tỉ số 3-1 trong trận chung kết cúp FA, một con mèo đen. Kể từ đó tin đồn con mèo đen mang đến may mắn cho Sunderland được đông đảo người hâm mộ rỉ tai nhau. Đến năm 1997, biệt danh “Mèo đen” chính thức được Sunderland chấp nhận và sử dụng cho tới nay.

    Swansea – Jacks: Rõ ràng biệt danh “The Swans” được bắt nguồn từ chính tên gọi của đội bóng này. Tuy nhiên một biệt danh khác cũng gắn liền với đội bóng xứ Wales này là: “Jacks”. Có một truyền thuyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ tại Swansea về một chú chó dũng cảm có tên Jack đã cứu sống 27 người trên sông Tawe. Người ta không thể kiểm chứng độ chính xác của câu chuyện này tuy nhiên nó vẫn được người dân tại Swansea lưu truyền qua nhiều năm và sự thật là bên bờ sông của thành phố người ta đã dựng lên một tượng đài để vinh danh chú chó dũng cảm. Vì lý do này, tên gọi “Swansea Jack” đã ra đời và trở nên phổ biến trong cộng đồng cư dân tại Swansea.

    West Brom – The Baggies: Khi CLB này cho ra mắt SVĐ The Hawthorns, các nhà quản lí đã có thêm một nguồn thu từ việc bán túi da từ cửa sân vận động cho tới một văn phòng ở phía trước khán đài chính. Và vì thế cái tên “The Baggies” ra đời.

    West Ham – The Hammers (Búa tạ): Được thành lập vào năm 1895 bởi công nhân của một xưởng đóng tàu dưới tên Thames Ironworks, và trong nhiều năm đội bóng luôn được biết đến với biệt danh “The Irons”. Tuy nhiên vào năm 1900, BLĐ đã quyết định đổi tên CLB thành West Ham United như hiện nay. Từ đó họ có thêm biệt danh “The Hammers” và trên phù hiệu của CLB là biểu tượng hai chiếc búa vắt chéo tượng trưng cho công việc và sự nỗ lực. Một thời gian sau, người ta đã bổ sung thêm vào phù hiệu hình ảnh tòa lâu đài đại diện cho Green Street House, một ngôi nhà nổi tiếng được biết đến như tòa lâu đài với hai tòa tháp đặc biệt của Ana Bolena. 
    Duy Nguyễn • 20:01 ngày 08/10/2013

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay