Bóng Đá Plus trên MXH

Cầu thủ bóng đá châu Phi: Anh tài như sao buổi sớm!
06:00 ngày 30/05/2014
Có thể xem Pierre-Emerick Aubameyang (Borussia Dortmund) là ngôi sao mới đáng chú ý nhất mà bóng đá châu Phi giới thiệu được trong mùa bóng vừa qua. Tiếc thay, vì chơi cho đội tuyển Gabon, Aubameyang sẽ chỉ là khán giả của World Cup 2014.
    Trước đó không lâu, người ta chú ý và kỳ vọng ngôi sao trẻ Victor Moses của Nigeria sẽ tỏa sáng ở trận địa đỉnh cao. Nhưng Moses không tranh được chỗ đứng trong hàng ngũ Chelsea, bị đẩy sang Liverpool theo hình thức cho mượn, rồi rơi vào quên lãng.

    Các ngôi sao đang thành công thì chẳng những không mới, mà còn trở nên già nua, đa số không bằng chính mình lúc ở đỉnh cao phong độ. Chỉ có Yaya Toure của BBN và Manchester City là vẫn xuất sắc một cách ổn định. Đấy là ngôi sao số 1 của bóng đá châu Phi hiện nay. 

    Cùng đẳng cấp với Toure chỉ có Samuel Eto’o (Chelsea, Cameroon) và Didier Drogba (Galatasaray, BBN). Nhưng chẳng cần bàn về gánh nặng tuổi tác của Eto’o và Drogba nữa. Cũng không phải phân tích nhiều để thấy họ không sánh được với chính mình lúc còn khoác áo Inter hoặc Chelsea.

    Ngoài bộ ba Toure, Drogba, Eto’o, chỉ có 3 ngôi sao khác trong “Top 10” cầu thủ châu Phi lĩnh lương cao nhất đang chuẩn bị dự World Cup 2014. Đó là John Obi Mikel (Nigeria), Michael Essien (Ghana) và Kolo Toure - anh ruột Yaya Toure ở đội BBN. 


    Yaya Toure là ngôi sao châu Phi có phong độ chói sáng nhất lục địa trong thời điểm này

    Ngoài ra, chỉ còn một vài cái tên để giới hâm mộ châu Phi kỳ vọng trước thềm World Cup. Đó là Kevin-Prince Boateng (Ghana), Alex Song (Cameroon), Gervinho (BBN), Andre Ayew (Ghana). Số lượng không nhiều, chất lượng cũng không thể gọi là cao.

    Trước đây, bóng đá châu Phi luôn có khá nhiều ngôi sao lọt vào hàng ngũ ứng cử viên cho danh hiệu “Quả Bóng Vàng châu Âu” ở thời điểm 6 tháng trước khi World Cup khai mạc. Bây giờ, Yaya Toure là đại diện duy nhất trong cuộc bình chọn “Quả Bóng Vàng FIFA 2013”, và anh không lọt được vào “Top 10”.

    Hiếm khi bóng đá châu Phi chuẩn bị bước vào World Cup với một “dàn sao” khiêm tốn như hiện nay. Có hai cảm xúc trái ngược. Một mặt, đấy có thể là dấu hiệu báo trước một kỳ World Cup thất bát cho lục địa đen. 

    Mặt khác, người ta lại có quyền hồi hộp chờ xem những ngôi sao mới của bóng đá châu Phi vươn lên trên sân cỏ Brazil. Biết đâu, đây sẽ là cơ hội mới tuyệt vời cho vài cái tên hãy còn tương đối xa lạ như Kwadwo Asamoah (Ghana), Nicolas N’Koulou (Cameroon), Wilfried Bony (BBN), Ogenyi Onazi (Nigeria).


    Wilfried Bony

    BẠN CÓ BIẾT?
    Đặc điểm sinh học của cầu thủ châu Phi
    Nhìn chung, cầu thủ châu Phi vượt trội so với cầu thủ ở các khu vực khác trên thế giới về tốc độ, thể lực, sức mạnh, độ bền? Câu trả lời: vừa đúng, vừa sai.

    Trước tiên, cần phải nói cho rõ hơn: khái niệm “châu Phi” ở đây thực ra chỉ là khu vực Tây Phi (gồm các nước như Senegal, Ghana, Togo, BBN, Nigeria, Cameroon, Mali, Benin, Sierra Leone, Liberia, Guinea, Burkina Faso). Khu vực này chỉ chiếm khoảng 10% diện tích châu Phi, nhưng không phải ngẫu nhiên mà đấy chính là khu vực vượt trội hoàn toàn trong làng cầu châu lục.

    Loài người xuất phát từ khu vực Tây Phi, nên nguồn gen phong phú nhất của loài người cũng chính là khu vực này. Mọi đặc điểm về sinh học của con người đều có ở “chiếc nôi” này. Ví dụ: nếu chia chiều cao, sức mạnh, tốc độ... theo thang điểm 10 thì người Tây Phi có đủ các thành phần từ “điểm 1” đến “điểm 10”. Nói cách khác, khu vực này gồm đủ các cá thể thuộc loại mạnh nhất, cao nhất, nhanh nhất lẫn các các cá thể thuộc loại yếu nhất, thấp nhất, chậm nhất!

    Từ Tây Phi, con người di chuyển dần sang các khu vực khác trên thế giới, và do yêu cầu thích nghi với môi trường sống nên mỗi khu vực chỉ bao gồm một nhóm người hạn hẹp, có đặc điểm tương đối giống nhau, chứ không “rải đều” từ điểm 1 đến điểm 10 như ở khu vực Tây Phi.

    Dĩ nhiên, chỉ những cá thể có đặc điểm tốt nhất mới lọt được vào làng bóng đỉnh cao. Nhìn vào bóng đá đỉnh cao, chúng ta chỉ thấy cầu thủ châu Phi có thể lực dồi dào, bước chạy thoăn thoát, mạnh mẽ, bền bỉ là vì vậy. Cầu thủ ốm yếu, chậm chạp thì châu Phi cũng có nhiều hơn những khu vực khác, nhưng họ đâu có lọt vào làng cầu chuyên nghiệp... để chúng ta thấy!
    HUỲNH TỊNH • 06:00 ngày 30/05/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay