THẮNG LUÂN LƯU 11M VÒNG 1/8, ĐỪNG MƠ VÔ ĐỊCH
Kể từ VCK 1986, khi lần đầu tiên vòng 1/8 được áp dụng (diễn ra ngay sau loạt đấu bảng), chưa từng có đội bóng nào vượt qua vòng này nhờ loạt “đấu súng 11m” mà sau đó đăng quang chức vô địch.
Giải 2010, Paraguay hạ Nhật nhờ thắng loạt đá luân lưu ở vòng 1/8 nhưng sau đó bị loại ngay ở vòng kế tiếp. VCK 2006, Ukaine cũng dừng bước ở TK bởi trước đó đội bóng này “chỉ” thắng Thụy Sỹ nhờ “đấu súng 11m” tại vòng 1/8. Kịch bản tương tự cũng xảy ra với Tây Ban Nha 2002, Argentina 1998 và CH Ireland 1990.
Thành tích tốt nhất của 1 đội qua vòng 1/8 nhờ thắng luân lưu 11m là… thua bán kết và trong 7 giải gần nhất trước giải năm nay, cũng chỉ có 2 đội tiến xa được đến thế, là Bỉ 1986 và Anh 1990 (đều hạng Tư chung cuộc).
Với những đội thắng vòng 1/8 nhờ 1 hoặc nhiều bàn quyết định được ghi trong hiệp phụ, thì chỉ duy nhất Pháp – chủ nhà VCK 1998 – là đăng quang. Sau Pháp, Italia 1994 là đội duy nhất còn lại vào tới chung kết dù ở vòng 16 đội chỉ thắng ở hiệp phụ. Giải 1994, Italia hạ Nigeria nhờ bàn quyết định ghi ở hiệp phụ của Baggio trước khi vào tới chung kết và… thua Brazil. Tất cả các đội thắng vòng 1/8 mà phải qua hiệp phụ khác trong lịch sử World Cup cùng lắm cũng chỉ vào tới bán kết.
Như vậy, chúng ta có 2 kết luận quan trọng đầu tiên. Thứ nhất, thắng luân lưu 11m ở vòng 1/8 thì không có cửa vào chung kết. Thứ hai, qua vòng 1/8 mà tốn sức ở 30 phút hiệp phụ thì cơ hội vào chung kết (hoặc đăng quang) vẫn có nhưng hẹp.
MUỐN ĐĂNG QUANG PHẢI… THẮNG VÒNG 1/8 TRONG 90 PHÚT
Như trên đã trình bày, Pháp là đội duy nhất đá hiệp phụ vòng 1/8 (nhưng không đến mức phải thử vận may ở loạt đấu súng 11m) song vẫn vô địch VCK 1998. Nhưng Pháp 1998 là ngoại lệ xưa nay. Bằng chứng: 3 nhà vô địch World Cup trước cột mốc 1998 và 3 đội đăng quang sau cột mốc này đều vượt qua vòng 1/8 nhờ những thắng lợi trong giờ thi đấu chính thức. Chi tiết này, ngoài việc xảy ra liên tục nhiều lần, để tạo thành “dớp” thực ra cũng có thể lý giải theo chuyên môn thuần túy.
Một khi đã tốn sức phải đá hiệp phụ thì các đội tuyển sẽ gặp vô vàn khó khăn ở các loạt knock-out kế tiếp. Việc phải đá luân lưu 11m sớm để giành vé ngay từ vòng 1/8, ngoài việc gây ra những dư chấn tâm lý nhất định (dù là đội thắng) còn làm lộ bài (ưu nhược điểm của cầu thủ thực hiện penalty, thói quen bắt phạt đền của thủ môn) tạo diều kiện cho các đối thủ của họ có cơ hội nhận diện & bắt bài. Không phải ngẫu nhiên mà chuyện các đội thắng luân lưu 11m vòng 1/8 nhưng đến vòng TK phải “đấu súng” tiếp thì tỉ lệ thua lên tới xấp sỉ 90%.
Tóm lại, việc lựa chọn đội vô địch VCK năm nay cơ bản có thể áp dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: đầu tiên là đội thắng vòng 1/8 trong 90 phút chính thức, thứ hai là đội thắng vòng 1/8 nhờ pha lập công quyết định trong hiệp phụ.
THÀNH TÍCH THẮNG TLCA 4 TRẬN ĐẦU & MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NHÀ VÔ ĐỊCH
Tỉ lệ vàng 50-75%
Thành tích thắng TLCA tại VCK World Cup hóa ra còn có những giá trị to lớn hơn việc sử dụng nó làm mẫu phân tích 1 cặp đấu cụ thể. Và nếu “khoanh vùng” thành tích thắng TLCA 4 trận đầu tiên (3 vòng bảng & 1 ở vòng 1/8) cho nhóm 8 đội giành vé dự tứ kết, chúng ta rút ra được 1 số chi tiết rất đáng chú ý.
Đó là tất cả các nhà vô địch chung cuộc ở 4 VCK gần đây đều có thành tích thắng TLCA 4 trận đầu giao động từ 50-75%. Tức thắng kèo châu Á từ tối thiểu 2 trận & tối đa 3 trận, không cao hơn cũng không thấp hơn. Thứ hai, 4 đội lọt vào nhóm tứ cường (tức dự vòng bán kết) cũng có tỉ lệ thắng theo châu Á 4 trận đầu quanh mốc 50-75% này.
Ở thời điểm này, khi vòng 1/8 đã kết thúc và vòng TK đang diễn ra, Colombia và Argentina là 2 đội hiếm hoi có thành tích thắng TLCA ngoài mốc 50-75% nêu trên. Colombia toàn thắng TLCA 4 trận đầu tiên (100%) còn Argentina dự TK mà không thắng TLCA bất kỳ trận nào. Đây sẽ là 2 cái tên đầu tiên bị loại bỏ trong danh sách đội sẽ đăng quang VCK 2014 này?