Kỳ chuyển nhượng mùa Đông luôn gắn liền với tranh cãi, những hợp đồng bị hớ hơn là một giải pháp thực sự về lực lượng cho các đội bóng. Nhưng đó là một cơ hội, và thực tế là không ai bỏ qua bất kỳ cơ hội nào, dù nhỏ nhoi đến đâu, để tăng tỉ lệ chiến thắng của mình.
VẪN CÓ HIỆU QUẢ
Jose Antonio Reyes, một trong những thất bại đắt giá nhất trong lịch sử Arsenal (được mua từ Sevilla với giá 19,5 triệu bảng) đến London vào mùa Đông 2004. Fernando Torres, vụ mua hớ số một của bóng đá Anh, cũng khiến Chelsea phải vội vàng móc hầu bao 50 triệu bảng vào tháng 1/2011. Liverpool cũng nhận một bài học với bản hợp đồng 35 triệu bảng với Andy Carroll. Real Madrid cũng đã vội vã chồng tiền cho Nuri Sahin vào tháng Một năm nay và rước về một thương binh.
Nhưng Luis Suarez, thương vụ khôn ngoan nhất của Liverpool vài năm trở lại đây, cũng đến Anfield vào mùa Đông 2011. Năm 2006, Man United mua được bộ đôi hậu vệ đã đặt nền móng cho hàng thủ của họ nhiều năm sau, là Nemanja Vidic (từ Spartak Moscow giá 7 5,5 triệu bảng) cũng vào kỳ chuyển nhượng mùa Đông.
Luis Suarez đang có phong độ cực cao cũng chưa chắc
mang lại thành công ngay nếu chuyển sang CLB khác
Nhưng những bản hợp đồng hiệu quả trong mùa Đông không phải là thuốc chữa bách bệnh. Vidic và Evra cũng không thể giúp Man United ngăn cản Chelsea vô địch Premier League mùa 2005/06. Tương tự, Daniel Sturridge và Philippe Coutinho cũng là những thương vụ tuyệt vời của Liverpool, nhưng cũng cần nhớ rằng mùa trước, Lữ đoàn đỏ vẫn kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 7, bất chấp 23 bàn thắng của Luis Suarez.
NHƯNG KHÔNG PHẢI THUỐC CHỮA BÁCH BỆNH
Đó giống như một nơi chôn vùi sự nghiệp thì đúng hơn. Hãy hỏi Torres và hơn 900 phút tịt ngòi của anh, trong hành trình từ một chân sút hàng đầu thành một kẻ vô hại trước khung thành. Hãy hỏi Liverpool, đội đã ném vào canh bạc mùa Đông cả trăm triệu bảng trong vài mùa qua và đổi về nỗi thất vọng lớn. Bây giờ, không chỉ có các CLB, mà các ngôi sao cũng rất thận trọng với những quyết định đi hay ở vào tháng Giêng.
World Cup diễn ra vào năm tới có thể khuyến khích các cầu thủ háo hức với những hợp đồng mùa Đông (như Cristian Tello, người đang cần được ra sân nhiều hơn để có cơ hội được gọi vào tuyển TBN chẳng hạn), nhưng với những cầu thủ hàng đầu đang chơi tốt ở CLB của mình, có lẽ họ chỉ muốn ấm chỗ ít nhất là cho đến mùa Hè.
Koke đang nằm trong "tầm ngắm" của M.U
Old Trafford vẫn đồn đại rằng Koke sẽ rời Atletico Madrid để đến Man United vào mùa Đông, nhưng liệu anh có đánh đổi cơ hội được chơi ở vòng 1/8 Champions League và thách thức ngôi vô địch Liga để lấy một số phận bấp bênh ở Old Trafford?
Tất nhiên là không. Và ngay cả khi mùa Đông này có những hợp đồng cỡ Suarez hay Falcao, thì các CLB có lẽ cũng phải chấp nhận rằng khả năng họ thành công ngay lập tức là không cao, và khả năng thành công của họ giúp đội bóng tiến bộ lập tức thậm chí là rất nhỏ. Bí quyết của sự lột xác trong mùa Đông sẽ nằm ở khả năng của các HLV, không phải nằm ở những thương vụ đầy rủi ro trong tháng Một.
************************
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?
Transfer Window (Thị trường chuyển nhượng) là thuật ngữ không chính thức được sử dụng nhằm để chỉ quãng thời gian được phép đăng ký cầu thủ mới vào danh sách thi đấu của CLB theo luật của FIFA, trong mục “Trạng thái và chuyển nhượng cầu thủ”.
Theo quy định, mỗi LĐBĐ có thể tự quyết định thời gian mở cửa TTCN trong năm, nhưng không được vượt quá 12 tuần, thường được chia ra làm hai giai đoạn, kỳ chuyển nhượng Hè kéo dài 8 tuần và mùa Đông là 4 tuần. Hệ thống này đã được sử dụng ở nhiều giải VĐQG châu Âu như một hình thức để ngăn chặn các cầu thủ phá rào sau khi Luật Bosman có hiệu lực, và áp dụng bắt buộc cho tất cả các quốc gia châu Âu kể từ mùa 2002/03.
TTCN mùa Hè TTCN mùa Đông Giải VĐQG
Từ 1/1-31/3 15/7-15/8 Na Uy
1/1-31/3 20/6-20/7 Brazil
8/1-2/4 16/7-13/8 Thụy Điển
1/7-31/8 1/1-2/2 Pháp, Đức, Italia, TBN
9/6-31/8 1/1-31/1 Anh