Bóng Đá Plus trên MXH

Ebola và những giả thuyết điên rồ nhất
13:42 ngày 22/10/2014
Dễ hiểu là khi dịch Ebola càng lan nhanh, thì những giả thuyết âm mưu về chứng nhiễm virus chết người này càng được mở rộng. Internet càng khiến những tin đồn thêm dữ dội.
    Từ khả năng những xác sống nhiễm Ebola sẽ lang thang ngoài đường như bộ phim kinh dị “28 Days Later” (ảnh) hay việc chính phủ Mỹ cố tình phát tán loại virus này, những giả thuyết điên rồ nhất đang xuất hiện khắp nơi trên mạng.

    Tuần trước, một bức hình được cho là chụp một xác sống nhiễm Ebola đã lan rất nhanh trên mạng với tựa đề: “Nạn nhân Ebola sống lại”. Phần chú thích viết: “Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, các đoạn băng ghi hình một người đàn ông mà các nhà khoa học đã xác nhận thiệt mạng vì Ebola sống dậy sau vài tiếng đồng hồ”. Sau đó đoạn chú thích còn dẫn Kinh Thánh: “Người chết sẽ sống”. 

    Nhưng sau đó nhiều người phát hiện hóa ra bức hình chỉ là chụp lại một cảnh trong phim World War Z có tài tử Brad Pitt. Một câu chuyện khác từ Liberia tuần trước nói một người đàn ông thiệt mạng vì Ebola sau đó vẫy tay từ trong quan tài khi được mang đi chôn. 

    Cũng nhiều người tin vào giả thuyết loại virus chết người này do chính con người tạo ra, như một loại vũ khí sinh học, hoặc để các công ty dược có thể thu lợi từ việc bán vaccine và thuốc chữa trị. Một số người dùng internet khẳng định chủng Ebola hiện giờ là lai giữa Ebola nguyên gốc và virus bệnh dại, giống như ý tưởng của bộ phim “28 Days Later”.


    Trong bộ phim làm năm 2002 của đạo diễn Danny Boyle, một loại virus có khả năng lây nhiễm cao, Rage, phát tán nhanh chóng trong con người sau khi các nhà hoạt động vì quyền động vật tấn công và giải thoát những con tinh tinh đang được thử nghiệm virus này trong phòng thí nghiệm. 
    Các nhà khoa học trong phim đang tìm cách thử một loại thuốc kiểm soát sự giận dữ và quyết định sử dụng virus Ebola để tạo ra sự giận dữ nhân tạo nơi những con tinh tinh. Nhưng rồi virus đã kháng thuốc, khiến những người nhiễm bệnh trở nên điên loạn không thể kiểm soát và có dấu hiệu như bị bệnh dại, tấn công người khác và lây truyền virus nhanh chóng.

    Những người theo đuổi giả thuyết này chỉ ra một nghiên cứu của Viện các bệnh dị ứng và truyền nhiễm Mỹ (NIAID) năm 2012 phát triển vaccine Ebola dựa trên vaccine bệnh dại trước đó. Các nhà khoa học thử nghiệm vaccine ở chuột trước khi chuyển sang khỉ và tuyên bố thí nghiệm của họ hết sức thành công. 

    Các tin đồn càng dữ dội bởi một bản tin trên đài truyền hình NBC năm 2012 nói hai thiếu niên đã thiệt mạng ở Congo năm 2009 vì nhiễm virus bệnh dại, nhưng lại có các triệu chứng như bị Ebola.

    Ở Mỹ, lãnh đạo Liên đoàn Hồi giáo quốc gia Louis Farrakhan tuyên bố virus Ebola là “vũ khí sinh học phân biệt chủng tộc do người da trắng tạo ra”. Farrakhan nói chính phủ Mỹ “muốn làm giảm dân số thế giới” và thực hiện ý định đó thông qua các vũ khí sinh học “nhưng Ebola và AIDS, vốn chỉ nhắm vào người da đen… Nếu bạn nghèo đói và thất học, nếu bạn da đen hoặc nâu, thì bạn là mục tiêu”.

    Trong khi đó, các chuyên gia y tế nói cuộc chiến chống lại Ebola đang gặp nhiều trở ngại vì những tin đồn thất thiệt liên quan tới các loại thần dược chữa được bệnh này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải ra nhiều cảnh báo về việc chữa chứng virus này một cách tùy tiện. 

    Ở Liberia, các thầy lang vườn nói dùng chanh và hành chà xát lên cơ thể có thể giết chết virus, trong khi một số tay cơ hội khác kiếm bộn tiền bằng việc bán thuốc và vaccine Ebola giả. Một tin đồn khác là uống nước muối sẽ giúp chữa được bệnh.

    “Hàng thập kỷ nghiên cứu hoa học vẫn chưa thể tìm ra thuốc hay vaccine cho chứng bệnh này cho con người, dù hàng loạt sản phẩm hứa hẹn đang được phát triển”, tuyên bố của WHO nói. “Tất cả tin đồn về các sản phẩm hay cách chữa trị có hiệu quả đều không đúng. Sử dụng chúng có thể rất nguy hiểm. Ở Nigeria chẳng hạn, ít nhất 2 người đã thiệt mạng vì uống nước muối, được cho là có thể ngăn ngừa virus”.
    Loan Phương • 13:42 ngày 22/10/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay