Bóng Đá Plus trên MXH

Serie A 2014/15: Chiếc mặt nạ đã rơi xuống
18:08 ngày 31/08/2014
Trong ngày tuyên bố từ chức HLV đội tuyển Italia, ông Cesare Prandelli đã nói về một sự “ngụy trang” trong nhiệm kỳ 4 năm của mình: Nếu đội tuyển Italia chơi một thứ bóng đá đẹp và trình bày một hình ảnh tích cực ở sân khấu quốc tế, thì điều đó sẽ che giấu được sự thật xấu xí và tiêu cực của bóng đá Italia.
    Prandelli đã từng là một phần quan trọng của “dự án” ấy, nhưng sau World Cup 2014, ông không còn chịu nổi nữa.

    Prandelli đã từng làm những người Italia cảm thấy hài lòng về đội tuyển của họ. Giành danh hiệu Á quân ở EURO 2012 và đứng thứ ba tại Confederations Cup, giành quyền đến Brazil 2014 sớm hai lượt đấu, Italia vẫn là một đội tuyển mạnh. Nhưng người Italia sẽ phải giật mình nếu nhìn vào thành tích các CLB của họ ở châu Âu. Serie A giờ đứng thứ năm trong danh sách các giải đấu hàng đầu của UEFA, sau cả Primeira Liga của BĐN. Giải đấu cũng đã không sản sinh ra một nhà vô địch Cúp UEFA/ Europa League kể từ chiến thắng của Parma năm 1999, và không vượt qua được tứ kết Champions League kể từ khi Inter Milan đăng quang vào năm 2010.

    Nhưng khi Serie A bị mất mặt, Prandelli đã đảm bảo rằng bóng đá Italia vẫn có thể giữ cho đầu mình ngẩng cao. Mất ông, đội tuyển Italia không chỉ mất một HLV giỏi, mà còn mất một người có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của bóng đá Italia. Ông là tác nhân chính của sự thay đổi, thách thức lại những rập khuôn trì trệ và trao cơ hội cho những cầu thủ trẻ. 

    Cũng giống như những gì đã diễn ra trước EURO 2012, khi những cầu thủ trẻ như Mattia Destro và Marco Verratti được đưa vào danh sách sơ bộ, Prandelli cũng đã nhìn về phía trước bằng cách gọi Federico Bernardeschi lên tuyển trước World Cup 2014.



    Nhưng Serie A là một câu chuyện khác. Theo trung tâm nghiên cứu bóng đá CIES (Thụy Sĩ), chỉ có 8.4% số cầu thủ của đội một các CLB tại Serie A là sản phẩm đào tạo của chính đội bóng họ khoác áo, tỉ lệ thấp nhất châu Âu. Niềm tin không đặt vào những người trẻ. 

    Năm ngoái, 20 CLB ở Serie A chỉ chi 55 triệu euro cho học viện của họ, trung bình 2,75 triệu/ đội. Trong khi đó, 18 CLB của Bundesliga đã chi 79,3 triệu euro, trung bình 4,4 triệu/ đội. Bạn có thắc mắc tại sao số cầu thủ từ 30 tuổi trở lên lại chiếm đến 30% số cầu thủ chơi bóng ở Serie A, trong khi tỉ lệ ấy chỉ là 15% ở Đức? Nguồn nhân lực ở đây tập trung vào những người ngoại quốc: Số cầu thủ nước ngoài chiếm 53,8% ở Serie A và họ cũng ra sân 54,1% số phút thi đấu của cả giải.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng được ra sân. 173 cầu thủ nước ngoài chơi ít hơn 15 trận cho các CLB của họ mùa trước, và họ không hẳn là những người cản trở các tài năng trẻ bản địa phát triển. Nguyên nhân chính nằm ở đây: Các CLB mua cầu thủ trẻ người nước ngoài và đào tạo tại các học viện của họ. Keita Balde Diao, Mamadou Tounkara và Joseph Minala của Lazio là những ví dụ điển hình của chiến lược này. Những ai theo dõi giải trẻ Primavera, nơi tập hợp những đội bóng trẻ hàng đầu nước Ý, mùa trước sẽ nhận thấy rằng 35% các cầu thủ là người nước ngoài: “Tập trung vào đào tạo trẻ? Toàn là người nước ngoài đấy chứ” – HLV Prandelli đã thốt lên như thế trên tờ Il Corriere della Sera.
    LÊ THÀNH • 18:08 ngày 31/08/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay