THƯƠNG BẠN… MẤT TIỀN
Tại sao ở V.League 2014, cựu tiền đạo của U23 Nigeria - Oseni (đang chơi cho B.BD bây giờ) lại khước từ CLB HA.GL để đầu quân cho ĐT.LA? Ai có thể khiến Oseni vốn đang thử việc ở Tây Ban Nha, trở lại Việt Nam chơi bóng? Nhân vật mà chúng tôi đang nói đến chính là Nguyễn Thị Tuyết Loan, vốn là vợ của cầu thủ nhập tịch Nguyễn Hoàng Tcheuko Minh.
Nguyễn Hoàng Tcheuko Minh tên thật là Tcheuko Elmakoua Benoit sinh năm 1983 tại Cameroon. Cầu thủ này có mối quan hệ mật thiết với các cầu thủ có gốc gác châu Phi. Vốn là bạn gái (bây giờ là vợ), Tuyết Loan bắt đầu nghĩ đến việc tìm nguồn cầu thủ đến từ Lục địa Đen để giới thiệu cho các đội bóng Việt Nam.
Thực tế, dưới bàn tay “cò” này, rất nhiều đồng nghiệp của chồng đã đến Việt Nam tìm việc nhưng không phải ai cũng bám trụ thành công. Dù vậy, bà Loan vẫn ghi điểm vì sự nhiệt tình và chu đáo đối với những người bạn của chồng.
Chính vì thế, rất nhiều cầu thủ chân ướt chân ráo, đã xin đầu quân cho “cò” Loan. Ngoài Oseni, vốn là một tên tuổi ở V-League, “cò” Loan còn dưới thiệu rất nhiều cầu thủ khác, đương nhiên, với vốn hiểu biết ngóc ngách bóng đá Việt, rất nhiều phi vụ đã thành công. Nhưng không phải con đường làm “cò” của Tuyết Loan đều hanh thông, mà điển hình nhất là vụ “gánh nợ dùm” cho trung vệ Hammed.
Oseni trong một pha tranh chấp với Công Vinh
Hammed (người Nigeria) chính là người được “cò” Tuyết Loan môi giới đến Kiên Giang mùa 2013. Nhưng chưa hết giai đoạn 1, đội bóng này đã thanh lí đối với Hammed. Đáng nói hơn là Kiên Giang không hề trả số tiền lót tay và tiền lương như đã ký hợp đồng.
Vì thế, anh này đã đến tận nhà lãnh đạo đội bóng để quậy. Nhằm xoa dịu cơn tam bành của “kẻ nổi loạn”, lãnh đạo CLB Kiên Giang đã tới gặp và nhờ bà Loan ứng trước số tiền còn nợ để Hammed về nước.
Nhằm tạo lòng tin đối với “đối tác”, đích thân ông Trương Thanh Hồng (bấy giờ đang giữ cương vị là GĐĐH của CLB Kiên Giang) viết đơn xác nhận “giấy vay nợ” đối với Hammed. Vì đã nhận tiền của bà Tuyết Loan nên trước khi về nước, Hammed đã trao lại tờ giấy vay nợ này, cũng như giấy ủy quyền cho “bà chủ” của mình để đòi món nợ 724.500.000 đồng.
7 tỷ đồng chứ đâu phải con cá, bó rau Kết thúc mùa giải 2013, Công ty CPBĐ Kiên Giang còn nợ toàn bộ cầu thủ tiền lương tháng 7, 8 kèm phí chuyển nhượng lên tới 7 tỉ đồng. Nhưng cho đến nay chẳng còn ai nhớ đến món nợ của những người lao động từng gắn bó với CLB Kiên Giang. Giấy xác nhận nợ Giấy ủy quyền |
MÓN NỢ CHỒNG CHẤT
CLB Kiên Giang đã hứa với bà Tuyết Loan sẽ trả món nợ đã vay đối Hammed, nhưng thực ra là trung vệ này đã “sang tay” cho bà Tuyết Loan. Tuy nhiên, đợi mãi chẳng thấy tiền đâu, tuần nào bà cũng đón xe xuống văn phòng của Công ty CPBĐ Kiên Long chực chờ để đòi nợ. Người ta không nhớ nỗi bà Loan đã gọi điện thoại và gào thét bao nhiêu lần. Song, đổi lại là sự lặng im của các lãnh đạo Kiên Giang. Chưa dừng lại, khi Kiên Giang bị “khai tử”, chồng bà Loan là Nguyễn Hoàng Tcheuko Minh còn bị CLB này nợ 2 tháng lương, cộng với số tiền vé máy bay lên đến gần 300 triệu đồng. Nâng tổng số nợ lên hơn 1 tỷ đồng.
Nguyễn Hoàng Tcheuko Minh (trước) vẫn đang bị CLB Kiên Giang nợ tiền
Theo bà Loan, số tiền đã ứng để trả cho Hammed là số tiền mà hai vợ chồng đã dành dụm cũng như vay mượn khắp nơi mới có. Cho đến nay, cả gia đình vẫn phải cõng món nợ này trên lưng nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa biết bấu víu vào ai để đòi lại món nợ mà CLB Kiên Giang đã vay. “Tôi cảm thấy mọi thứ thật rồi tệ, cứ thế này chúng tôi sống không nổi”. Bà Nguyễn Thị Tuyết Loan rầu rĩ.
Thế đấy, đường đến “con nợ” của tay “cò” này, giống như một cái trở bàn tay. Đáng tiếc, dù có giấy trắng mực đen thì bây giờ họ cũng bất lực nhìn những giọt mồ hôi, thậm chí xương máu mình rơi trong xót xa. Buồn thay!