Tôi phải lên báo và chối bỏ thông tin ấy. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể làm việc ấy trên truyền thông. Bởi vì số lượng thông tin sai sự thật nhiều đến mức nếu buộc phải cải chính tất cả, bạn sẽ phát điên vì không còn thời gian để làm bất kỳ việc gì khác.
CÓ TIỀN NHƯNG KHÔNG BIẾT CÁCH TIÊU TIỀN
Khi ở Liverpool, lại có một câu chuyện không thật khác được thêu dệt về thu nhập của tôi. Họ bảo trong hợp đồng của tôi có điều khoản về tiền thưởng nếu vượt qua cột mốc 20 bàn. Tôi phải đến nhờ CLB cải chính thông tin này hộ mình bởi tôi không muốn fan Liverpool nghĩ rằng: “Chà, gã này ghi 20 bàn chỉ vì thích nhận món tiền thưởng kia. Giờ đã đạt mục tiêu, gã sẽ chả buồn nỗ lực nữa”.
Tất cả những náo động liên quan đến tiền thật sự không cần thiết, vì tiền bạc trong bóng đá vốn đã là một chủ đề gây kích động rồi. Thị trường đã thay đổi, bóng đá trở thành một cỗ máy sinh tiền. Bây giờ, những cầu thủ hàng đầu có thu nhập một tuần nhiều hơn Pele và Maradona kiếm trong một năm. Bóng đá đã thay đổi khủng khiếp vì tự thân nó đã tạo ra nhiều tiền hơn.
Và nếu như có những người sẵn sàng dúi tiền vào tay cầu thủ, cũng có những người sẵn sàng lấy tiền ra khỏi tay họ..
Ngay sau khi một đứa trẻ tìm được đường lên đội một, họ sẽ lập tức nhận được mức lương cực lớn so với thu nhập ở đội trẻ. Và những món tiền ấy chính là nam châm hút đủ thứ loại bạn bè hư hỏng và đám chầu rìa ăn chực. Không bao giờ thiếu những kẻ sẵn sàng chỉ bạn cách tiêu tiền, nhất là khi bạn trẻ người, non dạ và thích những thú vui phù phiếm.
Có hằng hà sa số những người xem cầu thủ là đối tượng dễ dàng để moi tiền. Cầu thủ đa số là những người có tiền, nhưng lại không được giáo dục cách tiêu tiền. Không thể dụ dỗ một bác sĩ, một thương nhân hay một luật sư, nhưng dụ một cầu thủ có thu nhập tương đương lại là chuyện dễ hơn rất nhiều. Họ sẽ chỉ cầu thủ tiêu tiền vào siêu xe, quần áo, rượu đắt tiền và gái đẹp. Họ sẽ dụ cầu thủ đầu tư vào bất động sản dù những mảnh đất ấy mãi mãi không bao giờ có được giấy phép xây dựng. Khi cầu thủ phát hiện ra, tiền của họ và kẻ lừa gạt đều đã bốc hơi.
Tôi rất may vì khi còn trẻ, tôi đã từng bị đám người xấu tiếp cận theo kiểu đó và rút ra bài học. Tất nhiên là tôi cũng đã phải trả một cái giá không rẻ. Nhưng từ sau đó, tôi cẩn thận hơn với mọi sự tiếp cận, đặc biệt là liên quan đến tiền. Tôi biết mình mang tiếng là khó gần, nhưng đành chịu. Việc này giúp tôi tránh được rất nhiều phiền toái. Những kẻ có ý đồ xấu có thể tiếp cận rất nhiều những đồng đội quanh tôi, nhưng chúng biết không thể kiếm chác gì ở tôi.
Tôi không muốn những đứa con mình rơi vào hoàn cảnh của bố chúng khi đến tuổi trưởng thành. Thuở 17, 18 tuổi, tôi đã tiêu tiền vào những thứ mà mình không bao giờ nhìn thấy được nữa. Tôi đã nghe theo những lời ngon ngọt: “Hãy đầu tư vào đây đi rồi chứng kiến chúng sinh lãi trong 3-4 năm nữa”. Có khi bạn nhìn thấy một đồng đội đã tiêu tiền vào đó và cũng muốn nương theo. Có khi chúng cho bạn xem một đoạn video và bạn há hốc mồm lên mà kêu: “Tuyệt quá”. Để rồi sau 7 năm, ta vẫn chờ đợi cái viễn cảnh sinh lãi trong vô vọng.
MÉO MẶT VÌ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Ở Nam Mỹ, một trong những lựa chọn khó khăn nhất của cầu thủ là có nên trao toàn bộ quyền hành cho người đại diện hay không. Đấy là một cách kiếm tiền rất nhanh bởi người đại diện có đủ mánh khóe làm ăn, nhưng về lâu dài bạn sẽ bị người đại diện ấy hoàn toàn chi phối. Họ muốn bạn sang CLB nào, ký hợp đồng quảng cáo cho ai, bạn đều phải làm theo.
Khi tôi 12 tuổi, có 2 đại diện từ Defensor và Danubio đến đề nghị tôi ký hợp đồng để họ làm đại diện. Nhưng tôi từ chối. Wilson Pirez và Jose Luis Esposito, 2 người quản lý tại CLB Nacional đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian ấy. Họ biết bố mẹ tôi đã ly dị, họ hiểu hoàn cảnh gia đình khó khăn của tôi và luôn cố để tôi có thể an tâm về tài chính. Việc từ chối đề nghị béo bở từ 2 người đại diện nêu trên không hề dễ dàng, nhưng Wilson và Jose đã chu cấp cho tôi quá tốt. Tôi thật may vì đã không rơi vào vòng tay của những người đại diện kia.
Áp lực sẽ càng lớn hơn nữa khi bạn đến tuổi 17, 18. Khi lương tại Nacional của tôi dần tăng lên, đám kền kền vây quanh cũng tăng dần. Một gã đến tận nhà bố tôi đề dụ dỗ ký hợp đồng. Gã sẽ trả cho gia đình tôi 25.000 USD, đổi lại 20% quyền sở hữu. Đấy là một đề nghị rất béo bở vì lương của tôi khi ấy chỉ là 4.000 peso/tháng, quy ra là chỉ 100 USD.
Tôi nghĩ: “Chà, những 25 nghìn, một con số lớn. Ký thôi”.
Bố tôi cũng nói: “Tiền nhiều quá, thôi lấy đi Luis”.
Nhưng Sofi đã can tôi: “Không, không, không. Em nghe nói anh định ký với Daniel Fonseca (một cựu cầu thủ Uruguay, nay chuyển sang làm đại diện cầu thủ). Sao anh không ký với anh ấy mà giờ lại ký với gã này. Anh tin Fonseca mà, sao giờ lại phản bội anh ấy?”
Tôi nghe lời Sofi và để cơ hội ấy trôi qua. Sau này tôi phải cám ơn sự sáng suốt của Sofi, nhưng tất nhiên quyết định ấy không dễ dàng chút nào. Lúc đó, tôi thậm chí đã tưởng tượng mình sẽ làm gì với số tiền ấy, một phần cho bố, phần cho mẹ, phần cho chị. Nó có thể khiến chúng tôi đổi đời, chí ít là tôi đã nghĩ thế.
Nhưng cuối cùng, bạn phải trao niềm tin đúng người. Tôi lớn lên thần tượng Fonseca và Carlos Aguilera nên quyết định sẽ để cho họ lo cho sự nghiệp của mình. Đấy là 2 cựu tuyển thủ quốc gia Uruguay, từng chơi ở Serie A, giải đấu khiến tôi mê mẩn khi còn bé.
Sau này, Fonseca và Aguilera trở mặt và tôi đứng trước cảnh phải chọn một. Người này nói thế này, người kia nói thế khác, nhưng rốt cục tôi đã chọn Fonseca. Song rồi tôi cũng phát hiện ra là trong số các cầu thủ mà Fonseca quản lý, tôi là đứa được trả thấp nhất. Tiền tôi chỉ đủ phụ chút đỉnh cho bố, tôi cũng là đứa cuối cùng được sắm giày mới. Rồi sau này có thêm nhiều chuyện xảy ra nữa khiến tôi hoàn toàn sụp đổ hình tượng về Fonseca.
Ai cũng phải lao động
Với những người để cho bố mẹ mình làm đại diện đôi khi cũng lâm vào tình cảnh khó xử. Họ luôn cố kiềm được nhiều tiền hơn cho con trai mình và vô tình làm hỏng cả tương lai của nó. Đôi khi, áp lực tiền bạc từ gia đình cũng lớn. Có một thời gian dài tôi mâu thuẫn với bố mình khi ông quyết định không làm việc nữa chỉ vì ông là... bố của Luis Suarez. Tôi nói với ông ấy: “Này, con đá bóng hay bố đá bóng?”
Tất nhiên tôi sẽ trang trải cuộc sống cho bố, nhưng ông cũng phải làm việc. Chúng tôi cùng xuất thân như nhau, không ai cho không tôi thứ gì cả. Lao động giúp chúng ta sống có ích. Giờ thì bố tôi đã hiểu và đã làm việc ổn định lại hơn 1 năm qua. Mẹ tôi có tiệm bánh và dùng tiền bán bánh để tự xây nhà. Tôi có 6 anh chị em và nhiều anh em họ, nhiều cháu. Tôi đều muốn họ xem tôi là người trong nhà, không phải là cầu thủ triệu phú.
Tôi dính rất nhiều lời cáo buộc. Đại loại: “Tôi có thằng cháu là Luis Suarez, nhưng nó chả bao giờ giúp đỡ cho bà con cả”. Đúng vậy, tôi sẽ không giúp cho bất kỳ ai không chịu giúp chính họ.
(Còn nữa)
>>
Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 13)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 12)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 11)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 10)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 9)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 8)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 7)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 6)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 5)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 4)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 3)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 2)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 1)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 12)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 11)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 10)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 9)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 8)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 7)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 6)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 5)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 4)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 3)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 2)
>> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 1)