Thậm chí, cậu ta được kỳ vọng là “Hồng Sơn thứ hai”. Tuy nhiên, Như Thuật không trưởng thành nổi, dần lụi tàn và mất tích. Nguyên nhân chính là không đáp ứng được yêu cầu thể lực. Càng thi đấu ở bóng đá đỉnh cao thì càng phải có thể lực tốt, kỹ thuật xuất sắc không là chưa đủ.
Tôi rất sợ Tuấn Anh sẽ trở thành Như Thuật phiên bản 2 khi chứng kiến cậu ấy mờ nhạt ở Olympic Việt Nam trong thời gian qua. Nếu như vậy thì quả thực quá tiếc cho một tài năng. Bóng đá Việt Nam chúng ta đã chứng kiến rất nhiều cầu thủ chơi rất hay ở các giải trẻ, được coi là thần đồng nhưng lại “không lớn” được.
HLV Nguyễn Thành Vinh
Tuấn Anh là một tiền vệ xuất sắc, cậu ta có kỹ thuật điêu luyện, cực kỳ nguy hiểm với những quả tỉa bóng xé toang hàng phòng ngự đối phương cho đồng đội ghi bàn. Tuy nhiên, thể lực của tiền vệ người Thái Bình lại chưa đảm bảo. Điểm yếu này càng bộc lộ rõ khi Tuấn Anh thi đấu dưới sự dẫn dắt của HLV Miura, chiến lược gia áp dụng lối chơi ít chạm, phối hợp nhanh rất tổn hao thể lực.
Ngoài yếu tố thể lực, tôi cho rằng Tuấn Anh mờ nhạt trong đội tuyển Olympic Việt Nam còn do không có được trạng thái sung sức thể thao đúng thời điểm. Đây một phần vì cầu thủ HA.GL chưa hoàn toàn bình phục chấn thương thì được gọi lên Olympic Việt Nam. Không có được điểm rơi phong độ thì không thể thăng hoa được”.
Chung quan điểm với HLV Nguyễn Thành Vinh, HLV Vương Tiến Dũng cũng đánh giá rất cao tài năng của Tuấn Anh. Tuy nhiên, ông không ngạc nhiên khi cầu thủ này “mất tích” ở Olympic Việt Nam. Theo lý giải của cựu HLV Thể Công, tiền vệ người Thái Bình sau thời gian phải gồng mình “gánh” tuyến giữa của HA.GL đã rơi vào quá tải, và khi phải cố theo các bài tập thể lực rất nặng của HLV Miura thì dẫn tới không còn là chính mình.
“Tuấn Anh thích ứng chậm với lối chơi của HLV Miura. Thêm vào đó, cậu ta đang trong giai đoạn quá tải. Tôi không ngạc nhiên khi Tuấn Anh thi đấu mờ nhạt trong màu áo Olympic Việt Nam”, HLV Vương Tiến Dũng chia sẻ.
Tuấn Anh chưa hòa nhập tốt với toàn đội U23 Việt Nam