Đó là một ngày đầu hè năm 1963, một chiếc taxi đỗ lại bên ngoài sân Wilhelm Koch. Một thanh niên da màu nhảy ra khỏi xe, ngỡ ngàng nhìn đám đông tụ tập trước tổ ấm của St. Pauli. Anh quay ra hỏi người đàn ông trung niên bên cạnh: “Sao nhiều người thế? Hôm nay có trận đấu à?”. Ông ta đáp lại: “Không, họ đến đây vì cậu” trong khi cố nhét anh chàng trở lại xe nhưng không được.
Anh chàng da màu đó là Guy Acolatse, tuyển thủ Togo. Còn người đàn ông trung niên là Otto Westphal, tân HLV của St. Pauli. Trước đó, Westphal đang dẫn dắt đội tuyển Togo thì nhận được lời mời từ đội bóng quê hương. Và ông đã hỏi cậu học trò cưng: “St. Pauli đang cần một số 10. Cậu có muốn đến Đức không?”. Kết quả, Acolatse từ chối những đề nghị từ Pháp và Bỉ để theo chân ông thầy.
Sự xuất hiện của một cầu thủ da màu ngay lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt ở thành phố Hamburg. Tờ Bild khi ấy giật cái tít “Đen như bóng tối, nhanh như linh dương và mạnh mẽ như súng trường” để mô tả tân binh của St. Pauli. Người Đức thậm chí còn rất ngạc nhiên khi Acolatse biết đánh máy, với thái độ kiểu “nhìn kìa, anh ta không chỉ biết đá bóng, mà còn biết đánh máy”.
Ở thời điểm thập niên 1960, khác biệt về màu da khiến cầu thủ người Togo này được đón nhận với thái độ dè dặt, thậm chí có phần sợ hãi. Acolatse kể lại: “Có lần tôi đi thi lấy bằng lái, viên cảnh sát cứ nhìn chằm chằm vào tôi. Thế là tôi trợn mắt lên rồi tiến lại gần, và ông ta sợ đến mức cứ lùi sát đến chân tường”. Dĩ nhiên, đó chỉ là trò đùa vô hại. Còn với các đồng nghiệp, Acolatse gần như không gặp vấn đề gì cả. Anh nhanh chóng làm với họ nhưng khi một đồng đội đưa Acolatse về nhà để khoe với gia đình, mẹ anh ta đã sợ suýt ngất khi ra nhìn thấy một gã đen thui đứng ở ngoài cửa.
Chính Acolatse cũng thường lợi dụng sự sợ hãi ấy để dọa dẫm đối thủ. Anh hay nói với cầu thủ theo kèm mình: “Này, chạm vào người là tôi... cắn đấy”. Mánh này tỏ ra khá hiệu quả trên sân, nhưng lại không có tác dụng trên khán đài. Đám CĐV quá khích của đối thủ vẫn không tiếc lời miệt thị Acolatse bằng những từ khó nghe kiểu “thằng da đen chó chết” hay “con lợn đen”.
Nhưng trái ngược với sự kỳ thị ở nơi nào khác, Hamburg lại rất bao dung với cầu thủ người Togo. Anh có thể thoải mái đến các quán bar hay vũ trường mà không gặp vấn đề gì. Acolatse thậm chí còn chơi thân với nhà làm phim Gunter Sachs và từng xuất hiện trong một bộ phim của ông này, đóng chung với nữ diễn viên nổi tiếng người Đan Mạch, Gitte Haenning. Bộ phim thu hút sự chú ý đặc biệt của nữ giới đến mức Acolatse kể lại là mỗi khi đến quán bar, ông thường bị chị em xoắn lấy.
Tất nhiên, ngoài đời sống sôi động bên ngoài, Acolatse vẫn rất chuyên nghiệp trên sân cỏ. Anh ghi bàn đầu tiên cho St. Pauli trong một trận giao hữu ở Buedelsdorf vào tháng 8/1963 và vài ngày sau, ra mắt trong trận thắng 4-1 trước Altona 93 ở giải Regionalliga Nord. Sau màn trình làng ấy, tờ Hamburger Abendblatt đã dành cho Acolatse rất nhiều lời khen ngợi và khẳng định anh “đang trên đường trở thành cầu thủ hay nhất của St. Pauli”.
Hè 1964, St. Pauli chạm trán Bayern Munich ở loạt play-off giành quyền dự Bundesliga và thua cả 2 trận với các tỷ số 0-4 và 1-6. Tuy nhiên, Acolatse chính là người ghi bàn danh dự cho đội nhà, trong cuộc đối đầu với một cầu thủ cũng có trận ra mắt cho Bayern và sau này trở thành huyền thoại của bóng đá Đức: Franz Beckenbauer. Việc HLV Westphal chia tay St. Pauli sau mùa 1963/64 khiến Acolatse mất vị trí dưới thời những người kế nhiệm Otto Corps và Kurt Krause. Kết quả, anh phải chuyển đến HSV Barmbek Uhlenhorst, trước khi trở lại khoác áo đội B của St. Pauli năm 1970 rồi giải nghệ và trở thành HLV.
Sống ở Paris, nhưng Hamburg vẫn là nhà Tình trường trắc trở 800. Guy Acolatse giờ sống ở vùng ngoại ô Saint-Denis của Paris với mức lương hưu 800 euro mỗi tháng. Nhưng bất chấp khoản thu nhập ít ỏi ấy, ông vẫn hài lòng với cuộc sống theo ông là “mạnh khỏe, ngủ ngon và giờ là ông của 3 đứa nhóc”. |
XEM THÊM
Bayern Munich gia hạn hợp đồng với HLV Flick