Bóng Đá Plus trên MXH

Góc nhìn pháp lý: Ai chiếm thế thượng phong trong vụ Messi vs Barca?
21:57 ngày 27/08/2020
Lionel Messi đã yêu cầu đòi rời khỏi Barca ngay trong mùa Hè này nhưng những tranh cãi về pháp lý xung quanh điều khoản hợp đồng của anh vẫn rất phức tạp.

    Messi gặp khó về pháp lý

    Hợp đồng của các cầu thủ thường có điều khoản hết hạn vào ngày 30/6. Đó là cột mốc để đôi bên bắt đầu gia hạn hoặc chia tay. Nhưng trong một năm mà đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng quá lớn. FIFA đã có những điều chỉnh.

    Trong nỗ lực để tránh các cầu thủ tự ý rời CLB, FIFA đã ban hành hướng dẫn nêu rõ rằng cột mốc ngày 30/6 sẽ được các bên thỏa thuận thành "ngày kết thúc mùa giải".

    Tuy nhiên, FIFA cũng thừa nhận rằng hợp đồng của cầu thủ sẽ phụ thuộc vào luật của quốc gia sở tại. Ở Tây Ban Nha, hợp đồng cầu thủ phải tuân theo luật Tây Ban Nha.

    Việc thay đổi ngày hết hạn hợp đồng 30/6 đã xuất hiện nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên có một điều kiện rằng: "Nếu có một đề nghị cho cầu thủ đến trước khi mùa giải kết thúc,  CLB chủ quản có nghĩa vụ phải chấp nhận".

    Các CLB sẽ cho rằng điều khoản đó đã tự động hết hạn vào ngày 30/6/2020, ngày kết thúc mùa giải 2019/20. Tất nhiên, đó không phải là điều đã xảy ra trong thực tế.

    Hợp đồng của Messi đang khá rắc rối

    Nếu như trước đây có một đề nghị cho cầu thủ vào tháng 7, CLB có quyền từ chối. Tuy nhiên, nếu điều khoản của cầu thủ được soạn thảo khi xảy ra một sự kiện cụ thể là "trước khi mùa giải kết thúc", cầu thủ có thể tranh luận rằng điều khoản vẫn còn hiệu lực và đã được kích hoạt.

    Điều này cũng cho phép cầu thủ ra đi với mức phí chuyển nhượng có thể thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường của anh.

    Hợp đồng của Messi ban đầu có điều khoản ngày 30/6 là ngày hết hạn để anh đệ đơn ra đi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các giải đấu đã phải kéo dài thêm 3 tháng.

    Chính vì điều này, phía Messi cho rằng việc anh đệ đơn ra đi vào ngày 25/8 không vi phạm quy định. Khó khăn cho Messi là hợp đồng của anh có ghi rõ ngày cụ thể hết hạn điều khoản cho phép ra đi là 30/6/2020. Anh sẽ không có quyền chấm dứt hợp đồng mà không mất phí.

    Nếu muốn ra đi, Messi phải sử dụng cách thức mà Neymar đã dùng để chuyển tới PSG vào mùa Hè năm 2017. Tuy nhiên, điều khoản giải phóng hợp đồng của Neymar chỉ là 222 triệu euro. Trong khi đó, con số này của Messi là 700 triệu euro.

    Đó là một con số khổng lồ mà không CLB nào có thể trả được. Nếu có đủ sức trả, họ sẽ phải tìm cách ứng phó với Luật Công bằng tài chính. Và đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng.

    Barca có thể dùng cách của PSG để "trị" Messi

    Thêm vào đó, Barca cũng có thể sử dụng cách mà PSG vừa áp dụng để xử lý Neymar. Cầu thủ người Brazil liên tục đòi ra đi trong mùa Hè 2019. Anh không gia hạn hợp đồng và cũng từ chối ra sân với mong muốn được quay lại Barca. Nhưng PSG tỏ ra cực kỳ cứng rắn, thậm chí sẵn sàng để Neymar ngồi dự bị cả mùa. 

    Sau cùng Neymar đành ngoan ngoãn ở lại và thậm chí cống hiến mùa giải được coi là thăng hoa nhất kể từ khi tới PSG. Anh đưa đội bóng giành cú ăn ba quốc nội và lần đầu tiên vào chung kết Champions League. Bây giờ chẳng ai nói tới chuyện ra đi và Neymar cùng Kylian Mbappe sẽ là trụ cột trong nhiều năm tới.

    Neymar đã phải ở lại cống hiến sau khi PSG làm rắn

    Barca có thể nhìn vào cách mà PSG dùng với Neymar để áp dụng với Messi. Họ sẽ kiên quyết không bán và thi gan cùng Messi nếu anh không chịu ra sân.

    Barca sẽ nỗ lực thuyết phục Messi tham gia vào các dự án mới với anh vẫn là trung tâm. Nếu không muốn tham gia cùng chủ tịch Bartomeu, anh có thể đợi tới cuối tháng 3 để chờ một vị chủ tịch mới sau cuộc bầu cử.

    FIFA và UEFA không muốn tham gia

    Nếu Messi và Barca phải lôi nhau ra tòa. Cả UEFA và FIFA sẽ không can thiệp vì các điều khoản trong hợp đồng của Messi liên quan tới vấn đề pháp lý của luật pháp Tây Ban Nha.

    Đối với 2 tổ chức này, đó là một sự nhẹ nhõm. Họ không bao giờ muốn tham gia vào các tình huống phức tạp như thế này, đặc biệt là liên quan tới Tây Ban Nha.

    FIFA và UEFA không muốn liên quan tới vụ Messi

    UEFA và FIFA cũng đã không tham gia vào vụ kiện của Neymar và Barca. Cầu thủ người Brazil đã tự trả 222 triệu euro để giải phóng hợp đồng của mình. Nhưng anh vẫn phải đến tòa án Tây Ban Nha để yêu cầu một khoản tiền thưởng gia hạn đang chờ xử lý từ Barca. Vụ kiện này kéo dài tới 3 năm mới kết thúc.

    FIFA sẽ chỉ xử lý vụ chuyển nhượng khi có yêu cầu từ Messi hoặc Barca, có thể là vào thứ Hai tới. Cuộc chiến pháp lý nếu xảy ra có thể còn rắc rối và kéo dài hơn thương vụ Neymar.

    XEM THÊM

    Nếu Messi ra đi, La Liga còn lại gì?

    Rooney: 'Messi sẽ giành Quả bóng vàng thứ 7 nếu tới M.U'

    SỰ KIỆN NÓNG TRONG NGÀY

    Trung Nghĩa • 21:57 ngày 27/08/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay