Khi Rustu Recber đổ người cản cú sút luân lưu của Mladen Petric ở sân Ernst-Happel tại Vienna, cả thế giới như sụp đổ với người Croatia. Dàn cầu thủ trẻ tài năng của đội bóng vùng Balkan tụ lại ở giữa sân, người thì úp mặt xuống sân, người chống tay lên đầu gối, người thì ngước mắt lên nhìn vô định, tự hỏi tại sao chuyện đó lại xảy ra. Rakitic chính là một trong những cầu thủ đá hỏng trong loạt luân lưu ở tứ kết EURO 2008, khiến Croatia dừng bước trước Thổ Nhĩ Kỳ.
12 tháng trước thất bại ám ảnh ấy, anh chàng 19 tuổi vẫn còn đang ở Thụy Sỹ, nơi anh sinh ra và lớn lên. Sau mùa ra mắt tại Basel, tài năng trẻ đầy hứa hẹn này tới Đức để khoác áo Schalke. Những màn trình diễn của Rakitic tại Bundesliga giúp anh được gọi lên ĐTQG, nhưng không phải cho Thụy Sỹ, quốc gia mà anh từng khoác áo các đội U17, U19 và U21, mà là quê hương của cha mình. Khi ấy, quyết tâm của HLV Slaven Bilic đã giúp Croatia giành được viên ngọc quý trên tay Thụy Sỹ.
Cũng chỉ 1 tuần sau khi lần đầu khoác lên mình chiếc áo ca-rô của Croatia, Rakitic đã ghi một trong những bàn thắng ấn tượng nhất trong sự nghiệp, với cú sút hạ gục Oiver Kahn trong trận hòa 1-1 với Bayern. Và dù chỉ có 6 tháng đá cặp với Mesut Oezil ở tuyến giữa, bộ đôi này đã giúp đoàn quân dưới quyền HLV Mirko Slomka làm nên lịch sử ở mùa 2007/08. Schalke lọt vào tứ kết Champions League lần đầu tiên trong 104 năm lịch sử của CLB. Rakitic đã ghi bàn vào lưới Porto ở vòng 1/8 nhưng như một định mệnh, anh vắng mặt cả 2 lượt tứ kết với Barca vì chấn thương.
Rakitic cũng không phải chờ đợi quá lâu cho cuộc hành trình mới. 6 tháng sau khi ngồi trên ghế sofa ở nhà chứng kiến La Roja lần đầu lên ngôi ở World Cup 2010, giải đấu mà Croatia không có vé, anh đến Tây Ban Nha để so tài với các ngôi sao của xứ sở bò tót. Sevilla chỉ mất có 2,5 triệu euro để đưa Rakitic đến sân Sanchez Pizjuan, và cầu thủ lúc đó mới 23 tuổi đã nhanh chóng chứng tỏ sự hòa nhập nhanh chóng với phong cách chơi bóng ở Tây Ban Nha.
Cả La Liga lập tức bị ấn tượng với một tiền vệ dù không nhanh nhẹn nhưng rất giỏi chiếm lĩnh khoảng không giữa các tuyến, và là một cú đấm nguy hiểm từ tuyến 2 với những cú sút xa. Bàn thắng vào lưới Atletico ở mùa 2011/12, khi anh đánh bại David de Gea, gần như là bản sao của pha lập công trước Bayern khi còn khoác áo Schalke. Cũng ở mùa giải ấy, Rakitic đã đối mặt với Barca và anh chàng tiền vệ tóc vàng chơi cực hay khi châm ngòi cho bàn thắng gỡ hòa 1-1 trước đội bóng bất khả chiến bại dưới quyền HLV Pep Guardiola.
Giai đoạn khoác áo Sevilla đánh dấu bước tiến mới với Rakitic, khi anh trở thành thủ quân của đội bóng vô địch Europa League mùa 2013/14. Nhưng trái ngược với thành công ở CLB là những ký ức đáng quên trong màu áo ĐTQG. Sau thất bại trong việc giành vé dự World Cup 2010, Rakitic và các đồng đội ở đội tuyển Croatia tiếp tục nếm trải những thất bại cay đắng, khi đội bóng vùng Balkan dừng bước ở vòng bảng tại EURO 2012 và World Cup 2014.
Nỗi buồn thất bại sau giải đấu trên đất Brazil được xoa dịu với bản hợp đồng chuyển đến Barca. Đội bóng xứ Catalunya khi ấy đang trải qua một cuộc cách mạng, sau mùa 2013/14 mà họ mất chiếc Cúp Nhà Vua cho Real Madrid, để tuột chức vô địch vào tay Atletico ở vòng cuối và phải chứng kiến Los Blancos hoàn tất cú Decima (Cúp C1/Champions League thứ 10). Rakitic là một trong những tân binh được đưa về, cùng với 2 thủ môn Claudio Bravo, Marc-Andre ter Stegen và một Luis Suarez đang thụ án treo giò. Đó cũng là giai đoạn chuyển giao ở Nou Camp, khi Carles Puyol giải nghệ, Victor Valdes, Cesc Fabregas, Alexis Sanchez ra đi và dù vẫn ở lại thêm 1 năm, Xavi cũng không còn giữ được vị trí.
Không ai nghĩ rằng đây chính là thời khắc đánh dấu một chương mới trong lịch sử Barca, khi họ lập tức giành cú ăn ba ở mùa 2014/15 với hàng tiền vệ là bộ ba Busquets - Rakitic - Iniesta. Sau chiến công tuyệt vời ấy, Barca đã trải qua khá nhiều thăng trầm ở những mùa giải tiếp theo. Chỉ một điều không hề thay đổi: Rakitic vẫn là trụ cột ở tuyến giữa của đội bóng xứ Catalunya.
Nhưng nghịch lý đã xảy ra khi giải được cái dớp đen đủi trong màu áo ĐTQG với ngôi á quân World Cup 2018, vai trò của tiền vệ người Croatia ở CLB lại dần suy yếu. Mùa này, công việc chính của Rakitic thậm chí chỉ còn là đánh bóng ghế dự bị. Để rồi dù không muốn, Rakitic buộc phải tính chuyện ra đi vì như chính anh từng thừa nhận là “họ đã cướp mất trái bóng trong chân tôi”.
Barca muốn thu về 20 triệu euro từ Rakitic 299. Với 299 lần ra sân ở mọi đấu trường, Ivan Rakitic đang là cầu thủ nước ngoài thi đấu nhiều thứ 3 trong lịch sử Barca. Tiền vệ người Croatia hiện chỉ kém đúng 2 người là Daniel Alves (Brazil, 391 trận) và Lionel Messi (Argentina, |
XEM THÊM
Covid-19 ảnh hưởng đến kế hoạch mua sắm của Barca
Khi trở lại La Liga có thể đá với nhịp độ 3 ngày/1 trận
Vì Covid-19, tân binh Braithwaite phải rời Barca trở lại Madrid