Bóng Đá Plus trên MXH

5 vấn đề gây nhức nhối với bóng đá châu Âu
11:09 ngày 23/03/2020
Khi bóng đã ở châu Âu đã phát triển thành một ngành công nghiệp với các mắt xích ăn khớp nhau thì chỉ cần một khâu bị đình trệ, cả cỗ máy sẽ điêu đứng. Bóng đá đang tạm hoãn khắp các sân cỏ ở lục địa già tạo ra rất nhiều hệ lụy.
    #1
    Giải đấu kết thúc như thế nào?

    Sau rất nhiều phương án được đưa ra, có 3 lựa chọn khả thi nhất để kết thúc mùa giải hiện tại trong đại dịch Covid-19. Đầu tiên là tái thi đấu khi điều kiện đã sẵn sàng. Thứ hai là phải thi đấu trên những SVĐ không khán giả để đảm bảo lộ trình kết thúc vào ngày 30/6 như UEFA yêu cầu. Và cuối cùng là mùa giải này "xí xóa" ngay từ bây giờ. Phần lớn các đội bóng đều muốn mùa 2019/20 có một cái kết vì nó liên quan mật thiệt đến vấn đề tài chính.

    #2
    Có thể sụp đổ

    Rất nhiều đội bóng không có nguồn ngân sách dư dả để duy trì hoạt động trong thời gian bóng đá đóng băng như hiện nay. Một vài đội thậm chí đứng trên bờ phá sản nếu không nhận được tiền bản quyền từ các đài truyền hình để có thể cầm cự từ nay cho tới tháng 6. Thế nên, một chiến dịch kêu gọi nới lỏng luật công bằng tài chính đang được đưa ra.

    #3
    Quyết định nằm ở cầu thủ

    Trong bối cảnh trời chưa giúp thì chính mình phải tự giúp mình. Rất nhiều CLB mong mỏi cầu thủ chấp nhận giảm lương để chung tay với tập thể vượt qua tình trạng khó khăn hiện tại. Trong mặt bằng chung, mức giảm sẽ là 10-20%. Không ít cầu thủ sẵn sàng chịu thiệt vì lợi ích tập thể nhưng cũng có trường hợp ngược lại. CLB FC Sion (Thụy Sỹ) đã sa thải liền 9 cầu thủ vì không chấp nhận giảm lương. Đáng chú ý trong đó có những cầu thủ quen mặt với CĐV như Alex Song, Johan Djourou hay Seydou Doumbia.

    Có những cầu thủ không chịu hợp tác giảm lương

    #4
    Hợp đồng đáo hạn

    Một loạt các hợp đồng thi đấu và hợp đồng cho mượn sẽ đáo hạn vào 30/6 và về mặt lý thuyết, nó xung đột với lịch thi đấu. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng sẽ là vô lý nếu "máy móc" kết thúc hợp đồng vào tháng 6 khi mà mùa giải vẫn còn tiếp diễn đến tận tháng 7 hoặc 8. 

    #5
    Biến động TTCN 

    Hãy nhớ, mùa bóng mới 2020/21 sẽ buộc phải bắt đầu càng sớm càng tốt để kịp thời gian chuẩn bị cho EURO 2021. Cùng với đó, mùa giải hiện tại dự kiến chỉ kết thúc cho tới tận tháng 7 khiến cho thời gian mua sắm của TTCN mùa Hè sẽ rất ngắn, thậm chí là ngắn nhất trong lịch sử với khoảng 40-50 ngày.

    Nhưng cũng vì suy thoái chung mà giá chuyển nhượng nhiều khả năng sẽ giảm mạnh. Các "bom tấn" trên 100 triệu euro sẽ xuất hiện vô cùng hiếm nhưng các đội bóng vẫn buộc phải bán cầu thủ của mình để lấy tiền bù đắp cho thời gian qua.  

    Đến bây giờ, vẫn có nhiều người hy vọng đại dịch Covid-19 sẽ được khống chế hoàn toàn trong khoảng 6-8 tuần tới để bóng đá trở lại bình thường sớm nhất có thể. Khi đó, tổn thất sẽ được hạn chế rất nhiều nhưng kịch bản này khó lòng xảy ra.

    XEM THÊM

    M.U đối mặt phiên chợ Hè quyết định thành bại của HLV Solskjaer

    Grealish là giải pháp tốt hơn Maddison dành cho M.U

    Thấy và chưa thấy gì từ cuộc họp quyết định số phận Premier League?

    Hà Trang • 11:09 ngày 23/03/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay