Ở trận chung kết môn bóng đá nữ SEA Games 2019 cách đây ít ngày, ĐT Việt Nam đã đánh bại Thái Lan với tỷ số 1-0 sau 120 phút thi đấu. Điều đọng lại nhiều nhất với CĐV ngoài việc các cô gái Việt Nam bị đối thủ chơi xấu hay tinh thần thi đấu ngoan cường, thì ai cũng nhớ tới cầu thủ mang áo số 11 của Thái Lan, nữ cầu thủ Kanjana Sungngoen.
Cư dân mạng liên tục bình phẩm không ngớt về ngoại hình của cầu thủ này và ví von cô là "Falcao" của Đông Nam Á do bề ngoài khá nam tính kèm mái tóc giống ngôi sao nổi tiếng người Colombia.
Kèm với đó, họ cũng đặt giả thuyết rằng Kanjana có lẽ vốn là đàn ông chuyển giới và liệu ĐT nữ Thái Lan sử dụng cầu thủ chuyển giới thì có đúng luật hay không? Hiện tại, LĐBĐ thế giới chưa từng ban hành điều luật nào cấm cầu thủ chuyển giới từ nam sang nữ thi đấu.
Tại Thế vận Hội Olympic - các VĐV chuyển giới tranh tài nếu đáp ứng được các tiêu chí về tỷ lệ hoocmon nam và nữ trong cơ thể. Trong quá khứ, bóng đá thế giới từng chứng kiến một vài trường hợp chuyển giới từ nam sang nữ vẫn được ra sân bình thường.
Ví dụ điển hình là Jaiyah Saelua. Cầu thủ người Samoa (châu Đại Dương) là trường hợp chuyển giới đầu tiên được FIFA công nhận vào năm 2018. Trước khi đá cho ĐT nữ của Samoa, Jaiyah đã có 12 năm khoác áo đội nam Samoa.
Cùng năm, Hannah Mouncey đã được phép thi đấu tại giải bóng đá nữ do LĐBĐ nữ Úc (AFL) tổ chức. “Anh” trước đó từng chơi cho đội tuyển bóng ném nam Australia trước khi phẫu thuật chuyển giới vào năm 2015.