10 năm, bóng đá thay đổi quá nhiều. Có lẽ vậy. Chẳng hạn đầu thập niên 2010, đại đa số thừa nhận Lionel Messi là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, triết lý của Pep Guardiola ngày càng phổ quát, Cristiano Ronaldo miệt mài tạo ra điều khác biệt tại Real Madrid, nơi anh chuyển đến sau thương vụ bom tấn mang tính cách mạng thị trường, và bạc tiền ngày càng chiếm giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của môn thể thao vua.
Nhưng, cũng có những giá trị tồn tại thách thức thời gian bôi xóa. Đó là những giá trị mang tính trường tồn. Vậy, bóng đá thập niên 2010 và hiện tại khác giống nhau những gì?
Chất lãng mạn mãi còn
Lãng mạn (romance/romantic), đôi chữ thi vị và quyến rũ này xuất hiện khoảng 20 lần trong cuốn "Ai đã đảo ngược kim tự tháp", lược sử chiến thuật bóng đá, của cây bút Jonathan Wilson. Từ này thường xuất hiện trong bối cảnh như phát biểu của Mikhail Vergeenko, cựu thủ thành Dinamo Minsk, dưới đây:
"Cuộc ganh đua giữa Minks và Kiev là sự đối đầu giữa hai tư duy. Lobanovskyi là một chiến lược gia theo trường phái kỹ trị (đề cao tập thể và hiệu quả); Malofeev thiên về lãng mạn. Điều ông ấy muốn từ các học trò là khả năng phô diễn bản thân trên sân. Nếu bạn cống hiến hết mình, quan điểm của Malofeev, người hâm mộ sẽ yêu bạn hết mình".
Tại Mỹ, nơi bóng chày, bóng bầu dục và bóng rổ thịnh hành hơn bóng đá, trong thế kỷ 21, người hâm mộ hai môn thể thao này cũng tham gia vào màn tranh cãi dữ dội và không hồi kết giữa hai trường phái: hiệu quả và lãng mạn. Tối ưu từng chi tiết cho hệ thống hay sự cuốn hút thẩm mỹ quan trọng hơn?
Và thống kê tấn tiến chứng minh, những màn bứt phá ngoạn mục hay những pha ném bóng dài diệu vợi trên không trung không đem lại nhiều giá trị trong bóng bầu dục. Kết quả bị khước từ bởi các HLV và người hâm mộ, những tín đồ nhiệt thành của sự sắt đá. Nhưng người Mỹ ưa thống kê và thích chiến đấu, còn bóng đá giàu tính nghệ thuật hơn bóng ném nhiều lần.
Tất nhiên, về cơ bản bóng đá cũng trải qua những cuộc nội chiến riêng giữa hai hệ tư duy, hiệu quả và lãng mạn, số hóa hay phi thống kê, trong hơn một thế kỷ tồn tại. Hệ thống tập thể đối đầu tư duy cá nhân, lối chơi kiểm soát với phong cách trực diện. Có lẽ vì rất khan hiếm bàn thắng (nếu so với bóng bầu dục hay bóng rổ) nên bóng đá là môn thể thao tôn vinh khoảnh khắc diệu kỳ.
Những ký ức in sâu trong tâm trí người hâm mộ thường là những pha bóng lãng mãn, giả sử: một cú nã đại bác tầm xa thành bàn hoặc một đường chuyền xác suất thành công 1%. Đối với một số nền văn hóa bóng đá, tư tưởng ăn sâu trong nếp nghĩ là lối đá chém đinh chặt sắt cũng chẳng khác gì bóng bầu dục, bạo lực và kém thi vị.
Dù vậy, những lý tưởng lãng mạn cá nhân trong bóng đá cũng dần bị trói buộc bởi nền tảng hệ thống tập thể trong những năm 2010. Hãy so sánh một số dữ liệu của Opta tại 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu (Ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga, Serie A, Ligue 1), tính ở mùa 2010/11 và mùa 2019/20 (Tất cả số liệu thống kê là bình quân mỗi đội, trong mỗi 90 phút) để thấy sự biến chuyển.
Qua số liệu, ta thấy tại 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu tồn tại xu hướng giảm các tình huống va đập cơ thể lẫn những pha dứt điểm tầm xa. Sự táo bạo bị hạn chế và tính hiệu quả, lạnh lùng được đề cao. Tuy nhiên, trong khi số đường chuyền và thời gian trong một lần kiểm soát bóng tăng lên đáng kể, thì những thông số cho các tình huống một đối một không liên quan đến việc giải quyết hậu quả hoặc phạm lỗi.
Khá nhiều cầu thủ thuộc thế hệ cũ phàn nàn về sự thay đổi về thể chất và chất lãng mãn của bóng đá đương đại. Nhưng nếu bạn thích bàn thắng và cơ hội ghi bàn, sự biến chuyển này không ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.
Ngày càng ít pha dứt điểm tệ đồng nghĩa càng nhiều pha dứt điểm chất lượng. Thế nên, có lẽ đến lúc phải xác định lại khái niệm lãng mạn. Lãng mạn vẫn tồn tại trong tập thể thay vì bị triệt tiêu. Bởi suy cho cùng, lãng mạn và hiệu quả là các mặt mâu thuẫn trong một khối thống nhất. Sự lãng mạn ngày càng đòi hỏi tính hiệu quả nhưng ngược lại, sự hiệu quả cũng đề cao tính lãng mạn.
Giá trị cầu thủ leo biên
Một lần nữa theo dữ liệu của Opta, hệ thống sơ đồ chiến thuật đã thay đổi rất nhiều từ đầu thập kỷ này. Ở mùa 2010/11, các đội chủ yếu sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 và 4-4-2, những sơ đồ tương đối trực diện lối chơi. Còn mùa 2019/20 này, 4-3-3 là sơ đồ thịnh hành nhất. Tuy nhiên, còn nhiều thay đổi thú vị hơn nữa.
4-1-2-1-2, đội hình hẹp hy sinh bề rộng sân để phù hợp với nhiều tiền vệ cầm bóng, gồm tiền vệ phòng ngự, tiền vệ tổ chức, tiền vệ tấn công trên cùng một trục trung lộ, bị gạt sang một bên. Mùa giải 2010/11, đây là đội hình phổ biến thứ ba, nhưng mùa này chỉ thi thoảng được sử dụng bởi Strasbourg và Schalke 04.
Phần nào đó, 4-1-2-1-2 được thay thế bằng 4-3-1-2, đội hình thiên về phòng ngự cho phép chơi bóng từ phía sau bằng những đường chuyền ngắn và tạo ra nhiều áp lực hơn ở hai biên. Đây là sơ đồ không quá phổ biên nhưng đang được các đội như Brescia hay Lecce sử dụng khá thành công tại Serie A.
Trong khi đó, 3-5-2, sơ đồ thiên về kiểm soát bóng thường được Guardiola sử dụng để có thêm hai cầu thủ chạy cánh trong khi trọng tâm xuyên phá vẫn là không gian của hai tiền đạo (và khiến dễ bị phản công vì đội hình dàn quá mỏng). Mùa 2010/11, về cơ bản chỉ có Udinese sử dụng ở đồ này, còn Sheffield United sáng tạo với xu hướng thiên về phòng ngự.
Những biến chuyển này đưa ra một gợi ý rằng các cầu thủ chạy cánh đang ngày càng trở nên hữu ích và quan trọng trong sơ đồ chiến thuật, và ấn tượng ấy được thể hiện rõ qua dữ liệu.
Pressing là lẽ sống
Giống như bóng rổ, có rất nhiều cách để gây áp lực/pressing trong bóng đá, từ số lượng đến vị trí tổ chức gây áp lực v.v. Cũng có nhiều cách để đo lường sự hiệu quả của việc pressing, và chưa có số liệu nào phản ánh trọn vẹn bản chất của pressing. Mặc dù vậy, Opta có hai số liệu thể hiện được kha khá vấn đề:
1. Đoạt bóng ở 1/3 cuối sân/1/3 sân đối phương/tiền tuyến: một cách nhận dạng khá trực tiếp để xác định các đội tổ chức phòng ngự từ xa.
2. Thu hổi bóng: theo Opta định nghĩa thu hồi bóng là “một cầu thủ nhận bóng từ tình huống không đội nào kiểm soát hoặc từ tình huống tranh chấp cùng cầu thủ đối phương”. Thông số này gợi ý mức độ “hiếu chiến tổng thể” và quan trọng hơn là có bao nhiều cầu thủ ở gần bóng tại một thời điểm nhất định.
Xét bình quân, nhiều đội bóng đang giữ nhiều cầu thủ xung quanh bóng hơn một thập kỷ trước. Bình quân mỗi đội một trận có 4,05 lần đoạt bóng trên 1/3 sân cuối sân, tăng 44% so với mùa 2010/11 (2,82 lần). Thu hồi bóng cũng tăng 13%, từ 46,9 lần/đội/trận ở mùa 2010/11 lên 53,1 lần/đội/trận mùa 2019/20.
Khi cả việc pressing và chơi bóng từ sân nhà đã trở nên phổ biến, việc pressing cực đoan nơi tiền tuyến được áp dụng thường xuyên và gây ra khó khăn cho đội giữ bóng. Số liệu chỉ ra, mùa 2010/11, số lần đoạt bóng nơi tiền tuyến tại 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu dao động từ 0,9 lần/trận (Bari) đến 8,8 lần/trận (Werder Bremen). Mùa 2019/20, phổ này hẹp hơn, từ 2,5 lần/trận (Rennes) đến 7,3 (Bayern Munich). Điều đó cho thấy pressing đang là lẽ sống của phần lớn các đội bóng tại châu Âu. Hay nói cách khác, pressing là lẽ sống.