Bóng Đá Plus trên MXH

Luật công bằng tài chính của UEFA: Giơ cao, đánh khẽ & hiệu quả thấp
14:34 ngày 18/05/2014
Man City và PSG là hai đại gia đầu tiên bị UEFA phạt khi luật Công bằng tài chính (FFP) bắt đầu được áp dụng từ mùa bóng 2013/14. Án phạt này khiến các đội bóng lớn sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến FFP, nhưng có lẽ họ cũng không mấy lo sợ. Vì tính răn đe của FFP vẫn còn thấp.
    DÙNG TIỀN MUA THÀNH CÔNG 
    Man City và PSG là những nhà vô địch Premier League và Ligue 1. Đây là hai CLB thuộc sở hữu của ông chủ giàu có đến từ Qatar (sở hữu PSG) và U.A.E (Man City). Nhờ sức mạnh tài chính, PSG vô địch Pháp 2 mùa liền khá dễ dàng. Man City kém hơn một chút, nhưng cũng vô địch Anh 2 lần trong 3 mùa vừa qua ở giải VĐQG có tính cạnh tranh cao nhất thế giới. 

    Hầu như mùa nào 2 đội trên cũng mua cầu thủ rầm rộ. PSG chi 120 triệu bảng mua cầu thủ, trong khi chỉ thu 23,3 triệu bảng nhờ bán cầu thủ, tức chỉ riêng về chuyển nhượng đã lỗ gần 97 triệu bảng trong mùa 2013/14. Còn với Man City, con số lỗ từ chuyển nhượng là 93 triệu bảng. Đội bóng Anh thông báo trên website chính thức của mình là “đã rất nỗ lực tuân thủ FFP, bằng cách cắt lỗ từ 98 triệu bảng xuống còn 52 triệu bảng chỉ trong vòng 1 năm”. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ.

    PHẠT, NHƯNG KHÔNG CẤM THI ĐẤU 
    Luật Công bằng tài chính của UEFA ra đời năm 2009, có rất nhiều chi tiết trong một văn bản dài 90 trang, nhưng tựu trung ý chính là các CLB không được lỗ quá 45 triệu euro (gần 40 triệu bảng) trong vòng 3 năm, không được chi quá phần kiếm được, nếu không sẽ bị phạt. Theo chủ tịch UEFA Michel Platini, có không dưới 50% số CLB tại châu Âu đang thua lỗ, trong đó có rất nhiều CLB lớn. UEFA muốn “giúp các CLB ấy tránh rơi vào khủng hoảng tài chính dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, phá sản, đồng thời FFP cũng sẽ làm cho các giải cúp ở châu Âu, đặc biệt là Champions League mang tính cạnh tranh cao hơn và hấp dẫn hơn”. Bởi UEFA hy vọng sẽ không có chuyện một đội mua quá nhiều cầu thủ giỏi đè bẹp các đội còn lại.


    Man City không hề nao núng trước nguy cơ bị phạt vì luật công bằng tài chính

    FFP ngay sau mùa đầu tiên được áp dụng (2013/14) đã có một loạt đội bị phạt, nổi bật nhất là Man City và PSG. Mức phạt tổng rất nặng, nhưng thực chất hai đội vừa nêu sẽ chỉ đóng trước 20 triệu euro (16,3 triệu bảng), phần còn lại sẽ nằm trong “án treo”. Những tuyên bố hùng hồn của Platini “sẽ cấm thi đấu ở cúp châu Âu bất kỳ đội nào vi phạm FFP” có lẽ chỉ là trên lý thuyết, vì UEFA cũng hiểu rằng Champions League (với doanh thu hơn 1 tỷ bảng mỗi năm) rất cần những cái tên danh giá như Man City, PSG. 

    ẢNH HƯỞNG RA SAO? 
    Với Man City và PSG thì mức phạt cỡ 16,3 triệu bảng chỉ là chuyện nhỏ. Đơn cử là PSG mua Yohan Cabaye với giá 22 triệu bảng vào giữa mùa mà hầu như không cần đóng góp của cầu thủ này trong thành công của đội. Man City mua Jack Rodwell giá 20 triệu bảng nhưng “xếp xó” cầu thủ này, như nhiều trường hợp tương tự trước đây. 

    Hiện tại, Man City và PSG đều đã có đội hình rất mạnh đủ sức tranh chấp ở các đấu trường lớn (Premier League, Ligue 1, Champions League) mùa sau. Vì thế, hai cái tên trên đều không nhất thiết phải chi mạnh để mua thêm người, giới hạn 48,8 triệu bảng cho chuyển nhượng sẽ không làm khó Man City và PSG.

    Về việc bị giới hạn đăng ký cầu thủ dự Champions League, việc chỉ được đăng ký 21 người (ít hơn các đội khác 4 người) cũng không quá khó với các đội bóng mạnh này. Mùa vừa rồi, Man City chỉ dùng 23 cầu thủ ở Champions League. PSG cũng không phải chuyên gia xoay tua cầu thủ ở cúp châu Âu.   


    PSG khẳng định vẫn sẽ mua sao kể cả khi bị phạt

    LÁCH LUẬT THẾ NÀO?  
    Hai nguyên tắc cơ bản nhất trong giới hạn tài chính nhằm tạo sức cạnh tranh đồng đều là giới hạn quỹ lương và giới hạn số tiền chuyển nhượng. FFP không có 2 quy định trên, Man City và PSG sẽ lại chi tiêu mạnh mẽ sau thời gian “án treo”. Những đội bóng lớn có rất nhiều cách lách luật. Ví dụ, Man City vừa bán quyền sở hữu hình ảnh cho một công ty… giấu tên để có 24,5 triệu bảng (UEFA yêu cầu được biết, nhưng bị từ chối mà không làm gì được!). Đội bóng Anh cũng lấy hợp đồng 10 năm trị giá 350 triệu bảng với nhà tài trợ Etihad làm một phần tài chính đáng kể cho mình. PSG cũng sẽ làm tương tự Man City, khi hai CLB này này đều được bảo trợ bởi những ông chủ giàu có.

    Giới quan sát bảo nhau: khi Qatar dễ dàng “mua” World Cup 2014 thì Man City, PSG và nhiều CLB lớn khác qua mặt FFP là chuyện không khó. 

    Hình phạt của UEFAdành cho Man City 
    1. Phạt tiền 48,8 triệu bảng (60 triệu euro) nhưng trong đó có 32,5 triệu bảng (40 triệu euro) là án treo. Man City sẽ chỉ phải nộp 16,3 triệu bảng nếu đáp ứng được các điều kiện tài chính thời gian tới.
    2. Mùa tới chỉ được chi tối đa 48,8 triệu bảng cho chuyển nhượng.
    3. Chỉ được đăng ký 21 cầu thủ tại Champions League (ít hơn thông thường 4 cầu thủ). 
    4. Mùa tới quỹ lương không được tăng.

    Hình phạt cho các CLB khác 
    1. PSG: Hình phạt tương tự Man City 
    2. Zenit: Nộp phạt tối đa 9,8 triệu bảng, cũng bị giới hạn chuyển nhượng và chỉ được đăng ký 22 cầu thủ dự Champions League.
    3. Anzhi Makhchkala: Nộp phạt tối đa 1,6 triệu bảng. 
    Rubin Kazan, Galatasaray, Trabzonspor cũng bị phạt nhưng mức án rất nhẹ.
    Minh Nguyên • 14:34 ngày 18/05/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay