CÓ THỂ THIỆT MẠNG
Một trận đấu ở quận Cordoba (Argentina) vừa kết thúc trong thảm họa: sau khi bị rút thẻ đỏ, một cầu thủ đã rút súng bắn chết trọng tài Cesar Flores (48 tuổi) vào năm 2016 và bắn bị thương một cầu thủ của đội đối thủ. Flores xấu số bị bắn 3 phát vào đầu, cổ và ngực nên không thể qua khỏi.
Từ lâu, chúng ta đã nói về sự bạc bẽo của nghề trọng tài. Nhưng còn phải nhấn mạnh là trọng tài rõ ràng còn là một nghề quá nguy hiểm. Cái chết của Flores là một ví dụ. Chuyện trọng tài bị dọa giết hoặc bị cầu thủ tấn công là bình thường, rất hay xảy ra trong bóng đá Nam Mỹ. Ngoài ra, còn xảy ra ở những giải đấu đỉnh cao của thế giới.
Anders Frisk là trọng tài hàng đầu thế giới, được điều khiển trận chung kết EURO 2000 giữa Italia và Pháp. Trọng tài người Thuỵ Điển này có tài nên mới được UEFA bổ nhiệm cầm còi trận Barcelona - Chelsea ở vòng knock-out Champions League ngày 23/2/2005. Ông đã rút thẻ đỏ đuổi Didier Drogba, kết quả bị HLV của Chelsea, Jose Mourinho chỉ trích kịch liệt, còn các fan của The Blues dọa giết ông. Quá sợ hãi, chỉ chưa đầy 1 tháng sau, Frisk tuyên bố giải nghệ khi mới 42 tuổi.
Trong nghề trọng tài, Frisk còn từng bị chảy máu đầu vì một vật thể lạ ném trúng
CHỌN NGHỀ, CHỌN RỦI RO
Trọng tài thường chẳng bao giờ được vinh danh, và luôn bị chỉ trích mỗi khi xảy ra sự cố. Frisk là ví dụ. Ông nói rất yêu nghề trọng tài, dù đây chỉ là nghề tay trái bởi công việc chính kiếm sống của ông là nhân viên bảo hiểm. Trọng tài không kiếm nhiều tiền như cầu thủ và chỉ là nghề nghiệp dư, nên chuyện các trọng tài bị thiệt thòi cũng là tất yếu, tất cả vì nỗi đam mê với bóng tròn.
Frisk yêu nghề trọng tài nhưng sau 27 năm gắn bó với nghề đã phải bỏ việc, bởi sau sự cố ở trận Barca - Chelsea, ông và gia đình đã sống trong sợ hãi chưa từng có. Frisk kể: “Tôi nhận vô số email, thư nặc danh, hòm thư của nhà tôi luôn đầy kín những lá thư sặc mùi khủng bố. Thật không đáng để tôi và gia đình phải tiếp tục mạo hiểm vì niềm đam mê làm trọng tài của tôi. Tôi thậm chí không dám đưa các con đến trường, và còn sợ phải đến sân bóng. Tôi sẽ không bao giờ đến sân xem bóng đá nữa. Những gì xảy ra thật quá sức tưởng tượng của tôi”. Trong nghề trọng tài, Frisk còn từng bị chảy máu đầu vì một vật thể lạ ném trúng trong khi làm nhiệm vụ ở trận đấu tại sân Olimpico, với đội chủ nhà là AS Roma trong khuôn khổ Champions League.
Nghề trọng tài gần như không mấy thu hút, và chỉ có một trọng tài thật sự là “sao”, đó là Pierluigi Collina. Tuy nhiên, Collina cũng từng bị các CĐV khủng bố. Collina chịu chung số phận với Urs Meier, trọng tài Thuỵ Sĩ không công nhận bàn thắng của Sol Campbell ở trận tứ kết EURO 2004 giữa Anh và Bồ Đào Nha.
Meier được cảnh sát Thuỵ Sĩ bảo vệ sau khi nhận hàng nghìn lá thư và cuộc gọi nặc danh. Cảnh sát thậm chí yêu cầu ông tạm lánh mặt để phòng ngừa rủi ro. Một cầu thủ ở Bỉ từng bị cấm thi đấu… 30 năm vì húc đầu trọng tài. Cầu thủ Claudio Jerez (chơi cho một đội hạng Năm ở Thuỵ Điển) từng bị tù 2 năm vì tội đánh trọng tài sau khi nhận thẻ đỏ.
Trọng tài, nghề... phục hồi nhân phẩm ở Argentina Argentina có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới đào tạo các tù nhân trở thành… trọng tài để họ có thể tái hòa nhập xã hội. Mới đây, các nhà tù ở Buenos Aires đã đưa cả nghề trọng tài vào danh mục các nghề mà tù nhân được phép chọn để luyện tập trong thời gian ngồi tù. Những tù nhân này nếu được cấp bằng trọng tài trong tù hoàn toàn có thể ra hành nghề sau khi được tha bổng. |