Hơn 1 tháng qua, những người làm bóng đá Việt Nam đã đồng lòng cùng cả hệ thống trong cuộc chiến chống đại dịch. Trận Siêu Cúp QG khởi động cho mùa giải mới được hoãn lại. Các giải đấu quốc nội cũng lùi ngày khai mạc.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mọi kế hoạch của bóng đá Việt Nam cũng như các CLB. Những tổn thất là không thể đong đếm cho các đội bóng, cho các tổ chức. Nhưng đây là điều không thể khác và buộc những người làm bóng đá Việt Nam phải ứng biến phù hợp với hoàn cảnh.
Trong khó khăn chung, cả hệ thống phải đồng lòng. Sự hy sinh của người trong cuộc cũng là cách để thể hiện trách nhiệm và là điều kiện bắt buộc để bóng đá Việt Nam tìm động lực phát triển cho mình.
Thế nhưng, ngay thời điểm khó khăn nhất thì bóng đá Việt Nam phải nghĩ đến tương lai, chuẩn bị nghiêm túc nhất cho ngày trở lại. Ứng phó trong khó khăn cũng là cách thể hiện bản lĩnh, tính toán và cân bằng lợi ích của các bên trong lộ trình hướng đến tương lai.
Bóng đá Việt Nam, các giải đấu quốc nội, các CLB phải nghĩ đến những giải pháp phù hợp nhất, có lợi nhất nhằm đảm bảo dòng chảy bóng đá được thông suốt, những kế hoạch lớn không bị đình lại.
Vậy nên, khi cuộc chiến chống đại dịch vốn được dự báo là còn nhiều gian nan thì đòi hỏi những nhà quản lý, các đội bóng phải nghiêm túc tính các phương án cho mùa giải mới.
Giải đấu sẽ tiếp tục tạm hoãn hay cần sớm khai cuộc trở lại để hài hòa các mục tiêu? Và nếu giải đấu diễn ra thì phải chuẩn bị những phương án nào để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, cho chính những người trong cuộc.
Đây là vấn đề lớn và khó khăn, nhưng buộc phải đối diện. Giải quyết bài toán đá hay không đá và đá như thế nào sẽ quyết định lộ trình của bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, nó cũng thể hiện sự linh hoạt, ứng biến và cả trách nhiệm của bóng đá Việt Nam với cộng đồng, với chính sự nghiệp của mình.
XEM THÊM
Công Phượng, Phi Sơn ăn ý như thế nào?
Sau hơn 1 năm, Công Phượng mới ghi bàn trong 2 trận liên tiếp