Bóng Đá Plus trên MXH

Làm thế nào để cầu thủ giảm nguy cơ đứt dây chằng chéo trước?
17:25 ngày 03/03/2020
Đứt dây chằng chéo trước luôn là ác mộng đối với bất cứ cầu thủ chuyên nghiệp nào. Nhưng chí ít, sự chuẩn bị tốt về trạng thái thể lực khi vào sân thi đấu cũng giúp cho họ giảm thiểu nguy cơ gặp phải chấn thương này. 

    Thi đấu quá nhiều có dẫn đến nguy cơ đứt dây chằng chéo? 

    Có đến 8 cầu thủ là học trò của HLV Park Hang Seo bị đứt dây chằng chéo trước. Trong đó, Đình Trọng, Duy Mạnh, Văn Đức… vốn là những trường hợp phải thi đấu với một mật độ dày đặc trước khi gặp phải chấn thương này. Đơn cử, Duy Mạnh - trường hợp mới nhất bị đứt dây chằng chéo trước cũng đã trải qua 3.386 phút (40 trận ở AFC Cup và V.League) và 1.004 phút (11 trận ở cấp độ ĐTQG) trong năm 2019 vừa rồi. 

    Trao đổi với phóng viên Báo Bóng Đá, anh Lê Tuệ Đăng - người từng có thời gian phụ trách y tế tại Trung tâm PVF cho biết: “Thực tế việc phải thi đấu liên tục sẽ dẫn đến cơ thể bị quá tải. Các chấn thương thường gặp ở thời điểm ấy chưa hẳn là đứt dây chằng chéo trước mà trước mắt, cầu thủ dễ bị đau gân bánh chè, gân kheo, gân đùi sau, cổ chân…

    Duy Mạnh dính chấn thương đáng tiếc

    Tất nhiên việc thi đấu nhiều sẽ dẫn đến cơ thể xảy ra trường hợp mệt mỏi. Và khi trạng thái thể lực không đảm bảo được thì khi thi đấu trên sân, cầu thủ sẽ không thể kiểm soát một cách tốt nhất động tác thi đấu của mình, dẫn đến dễ xảy ra chấn thương dây chằng, mà cụ thể nghiêm trọng nhất là đứt dây chằng chéo”. 

    Anh Lê Tuệ Đăng nói thêm: “Với trường hợp của Duy Mạnh vừa rồi, tôi cho rằng cậu ấy vào sân với trạng thái cơ thể không được tốt. Khi cơ thể không ở một thể thống nhất thì rất dễ xảy ra động tác lỗi. Cụ thể ở đây là Duy Mạnh bị mất trụ, dẫn đến việc tiếp đất sai tư thế và bị chấn thương”. 

    Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ đứt dây chằng? 

    Không tính đến tác động từ bên ngoài, việc bị đứt dây chằng chéo thường xuất hiện khi cầu thủ thực hiện động tác lỗi và trạng thái cơ thể không tốt. “Nếu ra sân trong trạng thái uể oải, thể lực không đảm bảo thì rất dễ xảy ra chấn thương dây chằng. Bóng đá là một trong những môn thể thao sử dụng sức mạnh bột phát rất nhiều. 

    Do đó chỉ cần ngủ không đủ giấc, ăn không đúng bữa thì cơ thể sẽ không đảm bảo điều kiện ra sân chơi bóng. Trong cơ thể chúng ta tập hợp rất nhiều bó cơ, gân. Và khi những bó cơ ấy lỏng lẻo, thiếu sự kết dính, nhất quán giữa trên và dưới thì chỉ cần một động tác lỗi, chấn thương là điều rất dễ xảy ra”, anh Lê Tuệ Đăng phân tích. 

    Anh Lê Tuệ Đăng (trái) là thành viên của U22 Việt Nam tại giải U22 Đông Nam Á 2019

    “Những cầu thủ như Ronaldo, Messi thường ít bị chấn thương hơn các cầu thủ khác. Bởi họ luôn lắng nghe cơ thể và có chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt một cách khoa học. Đừng bao giờ vào sân với trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ. Bởi như vậy, các cầu thủ có thể phải trả giá bằng những chấn thương nặng”.

    XEM THÊM

    Duy Mạnh được bảo hiểm chi trả tối đa 300 triệu đồng

    Thủ môn Muangthong tiết lộ cách đẩy Văn Lâm lên ghế dự bị

    HLV Gama tuyên bố Văn Lâm không còn là số 1 ở Muangthong

    Trí Công • 17:25 ngày 03/03/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay