Bóng Đá Plus trên MXH

V.League được mùa, lên giá
Khắc Sơn Nhà báo
10:09 ngày 21/07/2020
V.League đang ở giai đoạn đáng nhớ nhất khi những kỷ lục về lượng khán giả đến sân liên tục được xác lập. Giải đấu bỗng trở nên có giá với giới mộ điệu nhờ hiệu ứng tích cực từ các trận đấu. Các đội bóng dần cảm nhận được giá trị của CĐV và định hình thói quen phải chăm sóc khách hàng bằng dịch vụ, chất lượng sản phẩm.

Có lần, một lãnh đạo DNH Nam Định kể: “Khi chúng tôi bán vé, các cụ về hưu đến mắng yêu rằng ‘sao các con bán vé rẻ thế? Bán giá thế này sao nuôi được bóng đá’. Nhưng với điều kiện của Nam Định, như thế là vừa đủ. Chúng tôi lấy số lượng đông để tạo nguồn thu. Thực tế thì tiền bán vé là nguồn thu rất quan trọng của đội bóng”.

Với những đội bóng địa phương như Nam Định, có khán giả đông sẽ tạo ra dòng tiền trang trải cho hoạt động thường ngày. Và quan trọng hơn, khán giả chính là yếu tố quyết định níu chân nhà tài trợ. Đội bóng có cái để thể hiện, để chứng tỏ giá trị của mình. Và ngược lại, nhà tài trợ nhìn thấy cửa thắng ở một đội bóng có năng lực, tham vọng vừa phải.

Thực ra, khán giả không chỉ quan trọng với các đội bóng như: DNH Nam Định, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, TP.HCM hay Hà Nội mà còn là cái đích của nhà điều hành giải hướng đến. Chẳng phải ngẫu nhiên mà sân Hà Tĩnh luôn là địa chỉ mà các cán bộ chuyên môn dạn dày nhất của VPF phải đến.

Rất nhiều những lần tập dượt đã được tổ chức để đảm bảo rằng sân Hà Tĩnh không vỡ thêm lần nào nữa. Nói không quá, sân Thiên Trường, Hà Tĩnh, Hàng Đẫy, Thống Nhất đang là món hàng giá trị nhất của V.League mà VPF có thể đưa ra thương thảo với các nhà tài trợ.

Với VPF, khán giả là tiền, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của các bản hợp đồng tài trợ. Có khán giả đông, hình ảnh giải đấu đẹp thì V.League không lo thiếu nhà tài trợ. Và ngược lại, các doanh nghiệp giờ không bỏ nhiều tỷ đồng vì cả nể hay thể hiện sự hào phóng của mình.

Gần nửa chặng đường đã đi qua, những dấu hiệu tích cực từ sân chơi đã được ghi nhận. Các đội bóng và cả nhà tổ chức giải cùng ý thức phải giữ gìn hình ảnh sân chơi. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của từng thành viên giải đấu. Một khi V.League lên giá thì tất cả đều được hưởng lợi.

Nói cho cùng, bóng đá không thể phát triển nếu từng đội bóng không tạo ra giá trị với cộng đồng và có ý thức thúc đẩy nó. Một khi cơ chế xin-cho ngày một giảm đi thì người làm bóng đá phải thích ứng với khái niệm “kinh doanh bóng đá”. Đó là sự chuyển hướng tất yếu của cuộc chơi và không ai có thể trì hoãn.

XEM THÊM

Quảng Nam FC hy vọng gì ở các tân binh?

Vòng 8 hạng nhất: Huế đánh bại Sanna.KH, Phố Hiến bị cầm chân

Văn Hậu thiếu tiêu chí để được đề cử Golden Boy 2020

Bài viết hay? Ấn để tương tác

Bình luận
Thông tin Toà soạn
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ:
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel:
(84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax:
(84.24) 3553 9898
Email:
Thông tin Liên hệ
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Hotline:
0903 203 412
Email:

Địa chỉ liên hệ:

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đăng nhập
hoặc

Email:

Mật khẩu:

Quên mật khẩu?


Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay