Sân Hòa Xuân cuối cùng cũng có khán giả. Chỉ có số lượng hạn chế 200 người, nhưng sự kiện ấy có giá trị mang tính biểu tượng của bóng đá Việt Nam. Nó cho thấy, dịch bệnh dần được đẩy lùi.
Nhưng bên cạnh đó, các nhà quản lý vẫn hết sức cảnh giác trước đại dịch. Nó đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng. Nhưng vượt lên trên tất cả, việc Hòa Xuân có khán giả là chỉ dấu cho thấy bóng đá Việt Nam đang dần trở lại vòng quay hối hả vốn có.
V.League trở lại trong bối cảnh đặc biệt của đất nước. Nhưng điều đó không khiến giải đấu mất đi sức hấp dẫn vốn có của giai đoạt đặc biệt nhạy cảm. Càng đáng nói hơn, V.League mùa này vận hành theo một thể thức mới khiến các cuộc đua tranh càng trở nên kịch tính.
Từ cuộc đua đến ngôi vô địch đến nỗ lực thoát hiểm sẽ dần đi đến hồi kết. Đặc biệt là ở hai vòng đấu cuối cùng giai đoạn 1, những sai lầm dù là nhỏ nhất sẽ bị trả giá đắt bằng chính sự thành bại của các đội bóng.
Người trong cuộc sẽ bước vào giải đấu bằng tất cả toan tính và sức mạnh. Họ không muốn thất bại, không muốn phá sản mục tiêu. Đó là lựa chọn tất yếu. Nhưng, chính điều đó mang đến áp lực và đòi hỏi các nhà tổ chức, lực lượng giám sát, trọng tài phải điều hành giải đấu một cách công tâm, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Những bài học, thậm chí sự cố trong điều hành của lực lượng trọng tài trong giai đoạn vừa qua cần được rút kinh nghiệm một cách sâu sắc. Nói cách khác, tránh những vết xe đổ, hạn chế sai lầm trong vận hành giải đấu là đòi hỏi bức thiết của dư luận.
Một giải đấu được kích hoạt thì đó không chỉ là cuộc đua của các CLB mà cả hệ thống phải vào guồng. Mỗi bộ phận trong hệ thống chung đều có mục tiêu và trách nhiệm của mình.
Dấn thân, quyết tâm, tuân thủ luật chơi bằng sự chuyên nghiệp là cách để những người làm bóng đá Việt Nam duy trì và phát triển cuộc chơi. Nói cho cùng, xây dựng sân chơi, tạo dựng hệ thống không chỉ là trách nhiệm của VFF, VPF mà còn là quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi đội bóng.
XEM THÊM
Trước trận SLNA - HAGL: Sân Vinh mở cửa tự do khán đài B, C và D