Hành động ngỡ như chỉ mang tính hình thức này lại mang đến cho các CLB rất nhiều những lợi ích về cả tinh thần lẫn vật chất.
Về mặt tinh thần, việc không trao số áo 12 cho bất cứ cầu thủ nào và chỉ in số 12 trên những chiếc áo đấu được bán tới CĐV chính là cách để CLB phát đi thông điệp đầy sức nặng gửi đến các fan rằng: “Các bạn cũng là thành viên của đội bóng”. Được “nịnh” như vậy thì mọi CĐV đều cũng cảm thấy bản thân và các cầu thủ, HLV, thành viên ban lãnh đạo… trở nên gần gũi hơn.
Sự gần gũi giữa CĐV và đội bóng chắc chắn sẽ nhanh chóng biến họ trở thành những “khách hàng trung thành”, mang lại nguồn thu ổn định cho CLB trang trải các chi phí hoạt động, tuyển mộ lực lượng…
Một đại gia rót 315 tỷ đồng/mùa
Sức hút của thương hiệu “Thai Premier League” đang ngày càng cao trong mắt các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn tại xứ sở Chùa vàng. Việc đầu tư vào giải đấu này được họ đánh giá là những thương vụ rất có triển vọng và ít rủi ro.
Thậm chí, tập đoàn Thai Beverage mới đây còn công bố tổng số tiền họ đầu tư vào các CLB Thai Premier League trong 1 mùa giải đã lên đến con số 500 triệu baht (khoảng 315 tỷ đồng). Dù mức đầu tư này là rất lớn so với mặt bằng chung của bóng đá Đông Nam Á nhưng chính lãnh đạo của Thai Beverage cho biết họ chưa bao giờ “thất thu”, thậm chí còn đạt mức lợi nhuận rất cao từ hoạt động đầu tư này.
Phát tài nhờ… nhặt tiền lẻ
Các hoạt động bán áo đấu, đồ lưu niệm và kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh SVĐ được các CLB Thái Lan coi là một “mỏ vàng”. Mỗi một mùa giải, các CLB lớn như Buriram Utd, Muangthong Utd có thể đạt được doanh thu lên đến 30 triệu baht (khoảng 19 tỷ đồng) nhờ bán áo thi đấu, khăn cổ động, nước giải khát, đồ ăn… cho các CĐV đến xem các trận đấu của họ tại Thai Premier League.
Theo một khảo sát mà BTC Thai Premier League tiến hành ở mùa giải 2015, một quầy bán đồ ăn nhanh của CLB Buriram Utd có thể thu về 20 ngàn baht (khoảng 126 triệu đồng) trong ngày CLB này thi đấu trên sân nhà.