Trong những năm đầu của thập niên 1950, ở thời điểm sơ khai của bóng đá châu Âu và giữa bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh đang phủ bóng khắp lục địa già, gần như ai cũng tự coi mình là số 1. Người Anh, bất chấp những thất bại ở World Cup 1950 và 1954, vẫn tự đặt mình ở vị trí thượng đẳng của quê hương bóng đá. Nhưng nền bóng đá số 1 châu Âu ở thời điểm ấy, nếu xét trên tiêu chí là sức mạnh của ĐTQG, phải là Hungary.
Đội bóng Đông Âu từng vùi dập đội tuyển Anh với tỷ số 6-3 trong một trận đấu ở Wembley hồi đầu năm 1953 và 6 tháng sau, tiếp tục hạ nhục Tam sư tới 7-1 trong trận “lượt về” tại Budapest. Đó là lý do xứ sở sương mù tính chuyện “báo thù” và nhiệm vụ được giao cho Wolverhampton Wanderers, nhà vô địch Anh mùa 1953/54 và cũng đang dẫn đầu BXH ở mùa 1954/55. Wolves khi ấy là quyền lực tuyệt đối ở nước Anh với HLV danh tiếng Stan Cullis, đội trưởng Billy Wright lúc đó cũng đang là thủ quân ĐTQG, cùng bộ ba tấn công đáng gờm Dennis Wilshaw, Johnny Hancocks và Roy Swinbourne.
Đối tượng được chỉ mặt là Honved, đội bóng vô địch Hungary năm 1954 với đội hình gồm toàn các tuyển thủ quốc gia từng góp mặt trong 2 trận đại thắng trước Tam sư và vừa giành ngôi á quân ở World Cup như Gyula Lorant, Laszlo Budai, Jozsef Bozsik, Zoltan Czibor, Ferenc Puskas và Sandor Kocsis. Trận giao hữu diễn ra trên sân Molineux ngày 13/12/1954 đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông của cả châu Âu, và được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình BBC. Kết quả là dù bị dẫn trước 0-2, Wolves đã xuất sắc lội ngược dòng để giành chiến thắng 3-2. Ngay lập tức, cả xứ sở sương mù vỡ òa.
Sáng hôm sau, tờ Daily Mirror đã giật cái tít “Wolves the Greatest” (Wolves vĩ đại nhất) lên trang bìa. HLV Stan Cullis thì tự hào tuyên bố đội bóng của ông là “nhà vô địch thế giới”. Chỉ nhà báo Gabriel Hanot, người được tờ L’Equipe (Pháp) giao nhiệm vụ đưa tin về trận đấu không nghĩ như vậy. Hanot, một cựu cầu thủ từng có 12 lần khoác áo cả đội tuyển Pháp, cho rằng Honved không yếu hơn đối thủ. Thay vào đó, đội bóng Hungary thi đấu dưới sức chỉ vì các ngôi sao của họ đã kiệt sức sau quãng di chuyển quá dài đến đảo quốc sương mù.
Tuy nhiên, những tuyên bố vung vít của người Anh về “đội bóng vô địch thế giới” lại khiến Hanot bật lên ý tưởng về một giải đấu dành cho nhà vô địch của các quốc gia. Đó là lý do thông qua tờ L’Equipe, ông đã liên hệ với đại diện của 15 đội bóng khác nhau tại châu Âu để bàn bạc. Chủ tịch Santiago Bernabeu của Real Madrid lập tức đáp lời, trong khi Barcelona từ chối lời mời tham dự vì không nhận thấy tính khả thi của giải đấu. Và kết quả của những cuộc thảo luận giữa những “gã khờ vĩ đại” này dẫn đến cuộc gặp lịch sử ngày 02/04/1955 tại khách sạn Ambassador ở Paris (Pháp).
Địa điểm đó đã trở thành nơi diễn ra lễ bốc thăm đầu tiên của giải đấu số 1 châu Âu, với sự hiện diện của Hanot, Bernabeu và cả Gusztav Sebes, HLV của đội tuyển Hungary ở thời điểm ấy. UEFA ban đầu từng cấm giải đấu mang tên “European Cup” nhưng rồi cũng chấp thuận, sau khi tiếp quản giải đấu vào ngày 21/05/1955. Những gì diễn ra sau này thì tất cả đã biết, khi Real Madrid xuất sắc giành chức vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử, mở ra một kỷ nguyên huy hoàng của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha ở đấu trường châu lục.
Tất cả đều bắt nguồn từ thất bại trong một trận giao hữu của Honved, đội bóng cực mạnh ở thời điểm ấy vì vốn là đội tuyển Hungary thu nhỏ. Nhưng dĩ nhiên, người ta cũng phải ghi công cho Hanot, và cả sự huênh hoang của người Anh.
Niềm cảm hứng... từ chối tham dự Cúp C1 Nam Mỹ đi trước châu Âu 14. Honved hiện vẫn đang là CLB giàu thành tích thứ 4 ở giải VĐQG Hungary với 14 chức vô địch, kém Ferencvaros (30), MTK Budapest (23) và Ujpest (20). Lần gần nhất Honved lên ngôi vô địch ở giải nội địa là mùa giải 2016/17. |
XEM THÊM
Ighalo từng làm đồng đội giận dỗi bỏ về nhà một mình
Cái nháy mắt của Ronaldo không phải ký ức đen tối nhất của Rooney
Diego Maradona và Juan Riquelme: Hai 'số 10' kỳ diệu nhưng không thể song hành