Rõ ràng, Ronaldo đang làm triệt tiêu cơ hội ghi bàn của BĐN ở các tình huống đá phạt. Ở ĐT Bồ Đào Nha đâu chỉ có mình Ronaldo biết sút phạt, còn nhiều chân sút phạt đẳng cấp như Bruno Fernandes, Bernardo Silva, Vitinha. Nhưng các cú sút phạt đang là độc quyền của Ronaldo như một đặc ân.
Chỉ có điều, những thống kê đã chỉ ra rằng, dù được sút phạt nhiều như thế nhưng đến nay, Ronaldo mới chỉ có 1 bàn thắng sau 60 cú đá phạt tại VCK EURO và World Cup. Một hiệu suất quá thấp nhưng Ronaldo vẫn được đá phạt như ở MU, Real Madrid, Juventus hay Riyadh.
Các đội bóng của Ronaldo giành được quả đá phạt đầy hứa hẹn, Ronaldo bước lên để thực hiện, đặt bóng xuống cẩn thận, lùi lại có chủ đích, sửa soạn một tư thế mạnh mẽ, chống nạnh và phồng má. Trong khi đó, NHM chuẩn bị cho quả phát bóng lên của đối thủ vì chắc chắn Ronaldo sẽ sút lên trời hoặc bay lên khán đài.
Ronaldo đã từng ghi được 52 bàn thắng từ những quả đá phạt trực tiếp đáng nể cho 5 CLB của mình trong suốt 22 năm sự nghiệp, đạt tỉ lệ 2,4 bàn thắng/năm. Vì vậy mặc dù chúng ta không nói về một chuyên gia sút phạt kiểu Sinisa Mihajlovic nhưng Ronaldo hầu như không phải là một kẻ cuồng tín loạn trí.
Tại ĐTQG, mọi chuyện trở nên u ám hơn với Ronaldo, đặc biệt là ở các giải đấu lớn. Cầu thủ 39 tuổi này đã thực hiện 60 cú sút phạt trực tiếp tại World Cup và EURO cộng lại. Tổng cộng có 1 lần thành công. Đó là bàn thắng gỡ hòa trong trận hòa 3-3 đầy kịch tính ở trận mở màn với Tây Ban Nha tại World Cup 2018.
Có lẽ Ronaldo đang cố gắng chứng minh lý thuyết này bằng cách cho thấy việc ghi bàn từ hầu hết các vị trí khác khó đến mức nào? Thật thú vị khi ghi lại dấu vết của những lần đá hỏng dài dằng dặc so với thành công duy nhất năm 2018. Và càng thú vị hơn khi tưởng tượng rằng chúng diễn ra theo trình tự mỗi lần thất bại thì Ronaldo càng cố chứng minh bằng quả đá phạt tiếp theo đầy bướng bỉnh, vô nghĩa.
Những nỗ lực sút phạt bên trái của vòng cấm là đặc biệt nghiêm trọng. Đây là nơi nỗ lực của Ronaldo lại gây cười mới nhất, trong trận gặp Slovenia vào tối thứ Hai vừa qua. Ronaldo cố gắng vượt qua hàng rào đối phương, trừ thủ môn và khoảng 1/5 dân số Slovenia trên khán đài.
EURO hay World Cup không phải là môi trường luyện sút phạt dành cho bất kỳ ai, cho dù là Ronaldo hay thủ môn Rogerio Ceni của Brazil, nhất là khi họ đã quá già. Ở giai đoạn này trong sự nghiệp, Ronaldo chỉ nên sút từ chấm phạt đền. Thậm chí, ngay ở chấm 11m, tỷ lệ thành công của anh cũng chỉ là 50%.
Bởi vì chúng ta đang thảo luận về Ronaldo nên chúng ta phải so sánh anh với một người khác. Lionel Messi chính là đối trọng hợp lý. Làm thế nào mà anh chàng nhỏ bé người Argentina của chúng ta có thể thực hiện được những quả đá phạt trực tiếp ở World Cup và Copa America?
Cho dù tỉ lệ thành công của Messi cũng tồi lắm, ở mức 1 quả thành bàn sau 10 lần sút phạt, nhưng số lượng đá phạt của Messi ít hơn Ronaldo 7 lần, song lại thành công hơn gấp 4 lần.
Có lẽ, đã đến lúc Ronaldo nên từ chối sút phạt cho ĐT Bồ Đào Nha. Nếu không, anh đang trở thành một trò cười kiểu “leo cột mỡ” chỉ để thoả mãn ẩn ức cá nhân, trong khi làm hại nỗ lực kiếm bàn thắng của toàn đội.