Sức mạnh của bóng đá đã phát huy tác dụng trong một tháng. Ít nhất là ở hiện tại và người Đức đã có một vài kỷ niệm đẹp trong lòng. Nhưng việc bị loại ở tứ kết đã khiến họ tỉnh cơn say hơi sớm. Những kỳ vọng vốn đã quá cao của ban giám đốc giải đấu khó có thể được đáp ứng.
Ngay cả trước khi trận khai mạc diễn ra, Philipp Lahm đã nói thế này: “Tôi đã tự hứa với mình rằng giải đấu sẽ thắp lên một ánh lửa để tạo ra tinh thần đoàn kết, sự lạc quan, một bản sắc mới trên khắp châu Âu”. Ngoại trưởng Annalena Baerbock thậm chí còn hy vọng vào một “dấu hiệu hòa bình”. Nhưng thay vào đó, những khoảnh khắc gây ấn tượng gần nhất, lớn nhất cả tuần qua là màn chào “Bầy Sói Xám” của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi giải đấu chính thức diễn ra được một thời gian, Lahm đã điều chỉnh phát ngôn cho phù hợp với thực tế. Anh nói đây là một giải đấu hay với bầu không khí tuyệt vời, ít những khoảnh khắc giật gân, hầu như không có gì để phàn nàn. Quả đúng là thế, nhưng đến giờ này, EURO 2024 không mang lại giá trị có tầm vóc lịch sử. Chỉ đơn giản là một bữa tiệc mùa hè mà ở đó người ta có thể vui vẻ một chút, uống nhiều bia hơn một chút, đi du lịch đến một đất nước khác.
Lahm có hơi phóng đại khi tự hào về con số 6 triệu người đã có mặt trên dặm người hâm mộ, nhưng rồi lại càu nhàu về những cơn mưa giông dai dẳng kéo dài, phàn nàn mỉa mai hãng đường sắt quốc gia Deutsche Bahn. Người Đức ví von rằng Philipp bé nhỏ không phải Franz (Beckenbauer) “Đại đế” khi xưa đã “ra lệnh cho thần thời tiết điều chỉnh lại mình” 18 năm trước để World Cup 2006 diễn ra hoàn hảo.
Tất nhiên, thời tiết phần lớn không có gì đáng trách khi giải đấu sân nhà châu Âu đã không thể phát huy được sức mạnh vốn có của câu chuyện cổ tích mùa hè 2006. Thời điểm khác nhau, tâm trạng khác nhau! Nước Đức còn lại gì? Châu Âu đang thế nào? Người ta không có nhiều khoảnh khắc hạnh phúc bằng những cảm xúc hời hợt thoáng qua. Khi tăng biên độ rung động của trái tim, thì đó lại là những làn sóng phẫn nộ, chủ yếu liên quan tới chính trị và sắc tộc.
Chỉ mất đúng ba ngày, những lời tốt đẹp của HLV đội tuyển quốc gia đã bị phản tác dụng bởi sự ngu ngốc. Julian Nagelsmann nói trong lời chia tay rằng anh hy vọng sẽ có sự đoàn kết hơn, tinh thần cộng đồng hơn, sự quan tâm lẫn nhau nhiều hơn và muốn xây dựng cầu nối giữa sự gắn kết trong nhóm và trong xã hội. Nhưng mọi sự lại diễn ra ngược lại thế.
Ở trận bán kết với Pháp ở Munich, cầu thủ người Tây Ban Nha, Marc Cucurella bị CĐV Đức (mặc áo đấu Tây Ban Nha) huýt sáo thô lỗ mỗi khi chạm bóng. Động cơ rõ ràng của những người hâm mộ còn ôm mối hằn học về trận tứ kết cay đắng khi anh dùng tay chơi bóng mà Đức không được hưởng một quả phạt đền. Bây giờ cả châu Âu đều biết, đây cũng là người Đức, ngoài tinh thần hiếu khách và cởi mở, suy cho cùng cũng chỉ là người thường, một vị chủ nhà cũng biết tức tối với những điều không vừa lòng.
Sau những chức vô địch World Cup vào các năm 1954, 1990 và 2014, cơn sốt tập thể năm 2006 chắc chắn một phần là nguyên nhân khiến họ phóng đại tầm quan trọng của các trận bóng đá. Chỉ riêng chức vô địch World Cup trên sân nhà vào năm 1974 vẫn chẳng có ý nghĩa gì cho đến ngày nay, ngoại trừ vận may là thất bại ở vòng sơ loại trước CHDC Đức.
Không, bóng đá không có nhiều ý nghĩa hàn gắn dân tộc với người Đức như họ tưởng. EURO 2024 có nguy cơ được ghi nhớ không phải vì một giải đấu bóng đá, mà vì những thành công của các loại quyền ở đất nước này, sự tiến triển của biến đổi khí hậu và sự leo thang của những cuộc xung đột ngoài bóng đá.
Về khía cạnh chuyên môn: Đội tuyển Đức và vị HLV trẻ của họ đã nhận được sự đồng cảm dù ngã ngựa ở tứ kết. Nhưng nếu tỉnh táo hơn một chút, người ta sẽ thấy trận đấu đó chỉ đáp ứng mong đợi nhỏ nhoi. Nếu giải đấu không diễn ra trên đất nước họ thì sự đánh giá sẽ khác, đầy phê phán và trung thực hơn.
Và rồi bữa tiệc cũng sắp tàn, người Đức sẽ lại quay về với những nỗi lo lạm phát của họ…