ĐT Anh: Nỗi khổ của Southgate

Việt Cường
19:53 ngày 16/06/2023
Nhiều người nói rằng Gareth Southgate là kẻ may mắn.

Không có thành tựu gì đặc biệt trong nghề HLV, nhưng ông lại được lựa chọn ngồi vào chiếc ghế “béo bở” bậc nhất. Và càng may mắn hơn cho Southgate khi thời điểm ông cầm quân cũng là lúc bóng đá Anh bắt đầu gặt hái trái ngọt từ chiến lược đổi mới công tác đào tạo trẻ. Trong tay vị cựu HLV của Middlesbrough là thế hệ cầu thủ mới trẻ trung, tài năng với tư duy và lối chơi hiện đại. 

Một “may mắn” khác của Southgate, người ta nói, là ông còn được các đồng nghiệp ở CLB dọn sẵn đường cho mà đi. Chưa bao giờ trong lịch sử Premier League quy tụ được nhiều HLV hàng đầu như thời gian qua. Dưới sự dẫn dắt của những HLV này, các cầu thủ không thể không tiến bộ. Các HLV ấy cũng mang tới xứ sương mù triết lý và kinh nghiệm chiến thắng. Trong cuộc chơi đó, tất cả đều được hưởng lợi. Premier League được hưởng lợi. CLB được hưởng lợi. Các cầu thủ được hưởng lợi. Đội tuyển được hưởng lợi. Và tất nhiên Southgate cũng thế.

Thế mới có chuyện cứ mỗi lần ĐT Anh tập trung, người ta lại nức nở chuyện Southgate đang có trong tay quá nhiều cầu thủ chất lượng. Cứ nhìn vào vị trí hậu vệ cánh phải là rõ. Có thời điểm Southgate có tới 4-5 hậu vệ phải hàng đầu thế giới, dư thừa tới mức ông không ngần ngại loại Alexander-Arnold dù cầu thủ này vẫn chơi hay trong màu áo Liverpool. Tương tự là câu chuyện ở vị trí tiền vệ tấn công, hay tiền đạo cánh. Ở những vị trí ấy, Anh luôn có ít nhất là 2 lựa chọn chất lượng. 

Cũng mỗi lần ĐT  Anh tập trung, người ta lại kêu gọi Southgate học theo HLV này hay HLV kia ở Premier League. Thường là theo Pep Guardiola. ĐT Tây Ban Nha đã vô địch World Cup 2010 với bộ khung là cầu thủ Barca và lối chơi ban bật, kiểm soát mà Guardiola đã xây dựng ở Camp Nou. ĐT Đức lên ngôi 4 năm sau đó cũng với bộ khung nhân sự và lối chơi từ một CLB do Guardiola dẫn dắt (Bayern). Vậy hà cớ gì Southgate lại không “copy và paste” công thức chiến thắng của Man City?

Đó là một cách đặt vấn đề dễ dãi. Khi nói tới bất kỳ vấn đề gì, chúng ta cần phải đặt vấn đề đó vào ngữ cảnh cụ thể. Đúng là Tây Ban Nha trong giai đoạn đỉnh cao đã chơi theo cách chơi quen thuộc của Barca, nhưng đó là vì trong đội hình của đội bóng xứ Catalunya thời ấy, các trụ cột chủ yếu là người Tây Ban Nha. Tương tự là câu chuyện của ĐT Đức năm 2014, khi người của Bayern thống trị cả ba tuyến. Còn ĐT Anh thì sao? Liệu Southgate có thể bê y nguyên công thức của Man City hay không?

Câu trả lời là không. Vì con người đâu có phù hợp. Trong đội hình “ăn ba” của Man City mùa giải vừa qua, chỉ có 3 cầu thủ Anh đóng vai trò quan trọng, là John Stones, Kyle Walker và Jack Grealish. Mỗi cầu thủ này lại có một vai trò rất đặc thù.

Stones xuất phát trung vệ nhưng đá như một tiền vệ. Walker chạy biên nhưng thường bó vào như một tiền vệ trung tâm. Nếu muốn những cầu thủ này vẫn chơi được như ở Man City, HLV Southgate sẽ phải để họ chơi theo cách quen thuộc đó.

Nhưng khi làm như vậy, thì cả hệ thống cũng phải xoay chuyển theo. ĐT Anh có đủ người để làm việc đó hay không?

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.
Bạn cần đăng nhập để bình luận.
Tin liên quan
Mới nhất