Khi Saka bước lên để thực hiện quả phạt đền thứ ba của Anh trong loạt sút luân lưu với Thụy Sĩ (vào khoảng 8h35 tối giờ địa phương tại Dusseldorf), khoảnh khắc đó thực sự có thể chia đôi thế giới. Saka đã cứu Tam sư một lần, với bàn gỡ hòa khi trận đấu còn 10 phút chính thức. Chỉ hơn một giờ sau, anh lại được yêu cầu nắm bắt khoảnh khắc đó một lần nữa. Và nếu anh không thành công thì sẽ ra sao?
Khi Saka hướng về phía thủ môn Yann Sommer, Anh đang dẫn trước 2-1 sau 4 quả 11 mét. Đây là một cầu thủ 22 tuổi đã từng đứng trước chấm phạt đền tương tự và chứng kiến mọi thứ có thể tệ đến mức nào khi tất cả diễn ra không như ý. Những trận đấu kiểu này, như Gareth Southgate sau này chia sẻ rằng "không phải là các trận đấu bóng đá thông thường, mà là những sự kiện quốc gia với áp lực rất lớn".
Đối với Saka, người trở thành tâm điểm của sự lạm dụng phân biệt chủng tộc khi anh đá hỏng quả phạt đền trước Italia ba năm trước, thì những sự kiện thế này có vẻ đáng sợ và khó lường. Nhưng Saka ở đó, với tâm lý vững vàng hơn bất kỳ ai về việc đá hỏng có thể dẫn đến điều gì. Điều đó khiến Sommer chủ quan, không đề phòng đối với một cầu thủ đá phạt đền xuất sắc.
Chỉ với một cú sút bằng chân trái của Saka, Anh đã dẫn trước 3-1 và chỉ còn cách vòng bán kết hai quả phạt đền. Quả phạt đền của Saka, thành thật mà nói, là không thể cản phá được. Việc Tam sư có thể bước vào loạt “đấu súng may rủi” cũng là nhờ cả vào ngôi sao 22 tuổi này.
Trong một đội hình có rất nhiều tiền đạo giỏi, khi Anh thực sự cần một bàn thắng thì chính Saka lên tiếng. Khi Tam sư sắp bị loại khỏi EURO 2024 một lần nữa, sau một bàn thua từ một sai lầm phòng ngự lộn xộn và một cú sút xa ở cột dọc, thì Saka là người đã lên lên tiếng.
Kết quả Anh 1-1 (pen 5-3) Thụy Sĩ.
Khi trận đấu phải bước vào loạt luân lưu, Saka là người duy nhất trong số 5 cầu thủ Anh từng thực hiện một quả phạt đền trong loạt loạt cân não căng thẳng ở một giải đấu lớn. Anh cũng là người duy nhất còn lại trong số ba cầu thủ (cùng với Jadon Sancho và Marcus Rashford) đá hỏng quả phạt đền của Tam Sư ba năm trước trong trận đấu với Ý. Người Anh nín thở như đi trên dây khi Saka đứng trước cú sút định mệnh.
Với Saka, lần này trạng thái tâm lý của anh đi theo một chiều hướng hoàn toàn khác, khó lường hơn nhiều. Anh không có nghĩa vụ phải trả lời về sự lăng mạ chủng tộc năm 2021. Nhưng nếu muốn tìm kiếm thước đo về tính cách của người đàn ông này thì đây chính là câu trả lời.
Kể từ sau pha đá hỏng phạt đền ngày ấy, Saka đã phát triển thành một trong những cầu thủ chạy cánh xuất sắc nhất thế giới và thực hiện thành công 12/13 quả phạt đền cho Pháo thủ. Sau trận đấu, Saka nhận được hỏi liệu bản thân có cảm thấy áp lực khi thực hiện một quả phạt đền như vậy hay không?
Và, Saka cho biết: “Tôi nghĩ bản thân chấp nhận thách thức và rủi ro. Bạn có thể thất bại một lần, nhưng bạn có quyền lựa chọn liệu bạn có đặt mình vào vị trí đó hay không một lần nữa. Tôi chọn đặt mình vào vị trí đó và tôi tin vào bản thân. Khi tôi nhìn thấy bóng bay vào lưới, tôi đã rất hạnh phúc”.
Ngôi sao Arsenal được bầu là Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu sau khi ghi bàn cực kỳ quan trọng gỡ hòa trước Thụy Sỹ. Nhưng với Saka, thách thức lớn nhất trận này là quả luân lưu khi nó gợi nhớ lại thất bại đau đớn của Anh tại chung kết EURO 2020 ba năm về trước. Và Saka đã vượt qua rào cản tâm lý để thực hiện thành công. Có thể đây sẽ là trận đấu giúp Saka tìm lại tự tin cao nhất để bùng nổ trong phần còn lại của giải đấu.