Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu tại Đức như trên sân nhà?

ĐT Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu không chỉ tại EURO 2024 mà tại mọi giải đấu ở Đức như được chơi trên sân nhà. Hãy cùng chúng lý giải nguyên nhân tại sao qua góc nhìn từ xã hội, văn hóa và thể thao.

Sự xuất hiện của người Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức

Tây Đức sau thế chiến thứ hai trải qua một bước nhảy thần kì kinh tế do kế hoạch Marshall - một sáng kiến của Mỹ được ban hành vào năm 1948 nhằm viện trợ cho châu Âu sau khi Thế giới thứ Hai kết thúc, mang lại. Chính nền kinh tế phát triển thần tốc đòi hỏi rất nhiều nguồn nhân lực. Để giải quyết vấn đề lao động thì một Hiệp định tuyển dụng lao động người Thổ Nhĩ Kỳ được ký giữa các nhà ngoại giao nước này với Tây Đức vào ngày 30/10/1961 bởi các nhà ngoại giao Đức và Thổ Nhĩ Kỳ tại Bad Godesberg (gần thủ đô Bonn của Tây Đức).

Nhận định bóng đá Áo vs Thổ Nhĩ Kỳ, 02h00 ngày 3/7.

Những năm 1960, ban đầu chỉ những thanh niên Thổ chưa lập gia đình được tới Tây Đức. Trong năm đầu tiên khoảng 870.000 người đã đặt chân đến Tây Đức. Sau đó 1 thập kỷ, người Thổ di cư sang với phong trào “đoàn tụ gia đình”. Tuy nhiên, nước Đức phải ngừng tuyển dụng do khủng hoảng dầu mỏ thế giới, suy thoái kinh tế. Thậm chí, chính quyền Tây Đức còn ban hành lệnh cấm tuyển dụng lao động Thổ vào năm 1973.

CĐV Thổ Nhĩ Kỳ ngập tràn ở Dortmund

Song, nhiều người Thổ vẫn ở lại. Kéo họ hàng sang theo. Từ xuất khẩu lao động, họ nghiễm nhiên đã trở thành công dân sinh sống hợp pháp tại Đức. Tính đến thời điểm hiện tại, có tổng cộng khoảng 2,9 triệu người Thổ sinh sống tại Đức trong đó hơn 1 nửa vẫn mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Riêng ở thủ đô Berlin, có tới 200.000 người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 6% dân số Berlin) thường trú ở đây.

Cộng đồng càng đông, văn hoá càng đậm

Cũng giống như thành phố Offenbach am Main và nhiều nơi khác trên đất Đức, sở ngoại kiều Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện tối đa cho họ, từ thủ tục cư trú, công ăn việc làm tới việc gia hạn visa, thẻ cư trú. Trong số gần 3 triệu người Thổ sống tại Đức, có tới 80% trong đội tuổi lao động (40% là phụ nữ) và tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của nam giới gốc Thổ cao ngang mức trung tại Đức. Các ngành nghề người Thổ di cư (vả cả người nước ngoài) tham gia tại Đức thường duy trì hoạt động kinh doanh như dọn dẹp, dịch vụ chuyển phát bưu kiện hoặc điều dưỡng (chăm sóc người già)…

Họ rất cuồng bóng đá

Khi có cộng đồng gắn kết, thì văn hóa cũng sẽ xâm lấn vào Đức. Văn hoá Thổ Nhĩ Kỳ cực kì đa dạng vì đặc trưng là một đất nước nằm giữa hai lục địa Âu Á. Tất cả các yếu tố từ đồ ăn, thời tiết, khí hậu, các loại hình giải trí, truyền thống và tôn giáo đều được người Thổ “mang” hết tới Đức. Họ sống trên đất Đức hệt như cách người ta sống ở quê nhà. Chỉ khi tiếp xúc với người Đức thì họ mới thay đổi cách giao tiếp.

Ầm ĩ, đông đảo, ít góc riêng tư. Đó là tính cách người Thổ. Nhưng văn hoá bị ảnh hưởng cực lớn từ tôn giáo - đạo Hồi. Hiện nay, nhiều công ty tại Đức vẫn phải có phòng riêng cho người Hồi giáo cầu nguyện trong những lúc nghỉ giữa giờ.

Người Thổ yêu thể thao, cuồng bóng đá

Bóng đá và các môn võ thuật như đấm bốc, karate, taekwondo hay đấu vật là những bộ môn người Thổ say mê nhất. Tuy nhiên, họ cuồng bóng đá. Đi tới đâu, họ “lập hội, lập thuyền” đến đó. Người Thổ còn có cả hiệp hội thể thao của riêng mình tại Đức. Hiện tại có quá nhiều CLB bóng đá của người Thổ di cư ở đây. Song, lại rất ít cơ hội hay đề nghị dành cho người Thổ nhập cư - những người muốn chơi bóng có tổ chức cùng bạn bè và quan tâm tới thế hệ tương lai.

Họ ầm ĩ nhưng lại ít gây sự

Tại các CLB bóng đá thông thường, do khác biệt về nguồn gốc, nhiều người Thổ không được chào đón. Nhưng khi hai ĐT Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đụng độ nhau, họ cổ vũ cả hai bên, mặc áo của cả hai đội bóng, treo cờ lên ô tô, ban công nhà, yêu ĐT Đức như ĐT Thổ Nhĩ Kỳ. Dù gây ra những âm thanh rất ồn ào, huyên náo, nhưng lại hầu như không đánh nhau, gây sự.

Tóm lại, cũng như cộng đồng người Việt Nam, cộng đồng người Thổ gắn bó với nước Đức như quê hương thứ hai của mình. Họ cũng như người Đức phải đối mặt với tất cả các vấn đề xã hội cuộc sống ở Đức. Tuy vậy, tình yêu bóng đá của họ vẫn mang phong cách của người Thổ, không thể pha lẫn với người Đức. Điên cuồng, tưởng chừng có phần thái quá, nhưng lại khiến người khác phải trầm trồ, suýt xoa, ước gì mình cũng điên như thế.

Lao động nước ngoài có quốc tịch Thổ ở Đức chiếm tỷ lệ lớn

Trong năm gần đây, hầu hết nhân viên nước ngoài ở Đức đều có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ (538.000 người), tiếp theo là Ba Lan (469.000). Số người từ Romania (447.000) và Bulgaria (162.000) cũng tăng đặc biệt gần đây. Sở dĩ như vậy vì mỗi năm lượng người Đức nghỉ hưu lớn hơn lượng tuyển dụng vào, nên buộc phải nhận nhân công nước ngoài.

 

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.
Bạn cần đăng nhập để bình luận.
Tin liên quan
Mới nhất