Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
Chelsea có tiền thì cứ mua đi
Kinh Thi Nhà báo
09:59 ngày 02/10/2020
Lối chơi thiên về tấn công chưa chắc sẽ đem lại nhiều bàn thắng, trong khi lối chơi nặng về phòng thủ chưa chắc sẽ thủng lưới ít. Đấy là những vấn đề hoàn toàn khác nhau, dù có liên quan chặt chẽ với nhau. Cũng vậy: một người đang gặp khó khăn về tài chính, giảm thu nhập, thì chưa chắc người ấy sẽ giảm chi tiêu.

Tình trạng không ít đội mạnh ở Premier League mạnh tay chi tiền mua sắm cầu thủ trong thời buổi kinh tế khó khăn vì COVID-19 hoàn toàn không phải là chuyện giật gân. Cũng chẳng cần cơ sở cao siêu nào để lý giải. Vấn đề đơn giản: đấy là công việc. Và người chuyên nghiệp thì vẫn luôn làm việc chuyên nghiệp, đúng cách. Bóng đá nhà nghề có rất nhiều việc cần làm - chẳng phải nói thêm.

Không mua tức là công việc không được vận hành, thế thôi. Tất nhiên, vấn đề tổng quát cũng như chi tiết cụ thể ở từng đội bóng chỉ là: mua như thế nào. Đấy là chưa kể, đôi khi còn tùy góc nhìn mà người ta thấy con số trước mắt là 6 hay 9. Chất lượng chuyên môn chưa cao làm cho khúc dạo đầu của Premier League bỗng có số bàn thắng cao hơn thường lệ?

Hay vì chất lượng chuyên môn chưa cao mà các đội có nhiều bàn thua? Đấy chỉ là một ví dụ. Cũng vậy, khi nói Chelsea bỏ ra đến 45 triệu bảng để mua hậu vệ Ben Chilwell, trong hoàn cảnh chung là khó khăn về tài chính, sao không nói Leicester thu về những 45 triệu bảng trong thời buổi khó khăn? Biết đâu, gặp lúc khá giả, Leicester đã không cần bán, và Chelsea cũng chẳng mua được Chilwell.

Người người đều biết, Covid-19 làm cho kinh tế ngưng trệ, ở quy mô toàn cầu. Vậy hãy hình dung: một đội bóng đành cắt giảm biên chế, đóng cửa hoặc giới hạn hoạt động “lò trẻ” của mình, thì lấy đâu ra nguồn cầu thủ cung cấp cho đội lớn, hoặc tiếp tục đào tạo nâng cao để bán.

Cần bao nhiêu thời gian, công sức, nhân lực, kinh phí, hạ tầng cơ sở, để đội bóng trình làng một cầu thủ trẻ đủ sức... ngồi ghế dự bị ở giải VĐQG? Trong nhiều trường hợp, mua cũng là một cách để... tiết kiệm vậy!

Tất nhiên, nói thế chỉ để hình dung thêm rằng bóng đá nhà nghề là con quái vật thiên hình vạn trạng, mà ngay cả những nhà chuyên môn am tường nhất có khi cũng nhìn vào nó chỉ để thấy những hình ảnh khác nhau, mỗi người cảm nhận, kết luận theo mỗi cách riêng của mình.

Trong bóng đá, hầu như không có quy luật, công thức, phương pháp nào bảo đảm dẫn đến thành công (chứ nếu có, tất cả đã hướng đến mẫu chung ấy, và trò chơi hay nhất trên đời này coi như cáo chung).

Ở một khía cạnh nào đó, bóng đá cũng là một ngành kinh doanh. Nhưng bóng đá là ngành kinh doanh đặc biệt, đến nỗi nó đủ sức cười ngạo nghễ vào mọi quy luật kinh doanh đang được giảng giải ở bậc đại học hoặc trên đại học. Càng ham mượn lời của các chuyên gia kinh tế, càng ham truy tìm những con số cấp tỷ, các báo cáo ở tầm vĩ mô, thì càng dễ... nói sai bét, về kinh tế bóng đá!

XEM THÊM

Bốc thăm tứ kết League Cup: M.U đối đầu Everton, Arsenal đụng Man City

Kết quả Liverpool 0-0 Arsenal (pen 4-5): Pháo thủ giành quyền vào tứ kết cúp Liên đoàn

SỰ KIỆN NÓNG TRONG NGÀY

Bài viết hay? Ấn để tương tác

Bình luận
Thông tin Toà soạn
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ:
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel:
(84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax:
(84.24) 3553 9898
Email:
Thông tin Liên hệ
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Hotline:
0903 203 412
Email:

Địa chỉ liên hệ:

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đăng nhập
hoặc

Email:

Mật khẩu:

Quên mật khẩu?


Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay