Bóng Đá Plus trên MXH

Chuyện Giám đốc thể thao ở bóng đá Anh
14:56 ngày 20/07/2021
Giám đốc thể thao (GĐTT) là vị trí có vai trò như thế nào với các đội bóng tại Anh? GĐTT cụ thể làm những gì và liệu thực sự các đội bóng tại Anh có cần đến GĐTT?

    Từ không đến có

    Ở Anh, người ta vốn quen gọi các HLV là “manager” chứ không phải “coach” như ở các quốc gia khác. Bởi các HLV ở Anh vốn phải ôm đồm cả những đầu việc của GĐTT.

    Damien Comolli vẫn nhớ như in ngày ông được bổ nhiệm làm GĐTT của Tottenham vào năm 2005. Comolli chia sẻ trên trang Theathletic.com: “Hồi đó thực sự vị trí GĐTT phải chịu ấn tượng rất tiêu cực. Có lẽ là định kiến tiêu cực thì đúng hơn. Trong buổi họp báo đầu tiên của tôi, câu hỏi đầu tiên mà người ta đặt ra cho tôi là: “Liệu ông thấy vị trí GĐTT có tương lai trong bóng đá Anh?”. Bạn thấy đấy, hồi đó người ta vẫn còn định kiến rằng bóng đá Anh không cần đến GĐTT”.

    Đáp lại câu hỏi trên, Comolli mạnh miệng khẳng định rằng chỉ trong vòng 10 năm, tất cả các đội bóng tại Premier League sẽ đều có GĐTT. Thực tế đã đứng về phía dự đoán của Comolli. Nhân vật sau đó còn nắm giữ vai trò tương tự tại Liverpool và Fenerbahce chia sẻ tiếp: “Giờ thì thậm chí đến cả các CLB tại giải League Two cũng có GĐTT”.

    Giờ thì người ta đã ít tranh cãi hơn hẳn về việc các đội bóng Anh có cần đến GĐTT hay không. Thay vào đó, họ tranh cãi nhiều hơn về chuyện các GĐTT làm việc có hiệu quả hay không và cần làm việc như thế nào cho hiệu quả.

    Trang Theathletic.com dẫn lời một “sếp bự” ở một CLB tại Premier League rằng những nhân vật như Dan Ashworth (Brighton), Stuart Webber (Norwich), Michael Edwards (Liverpool), Jon Rudkin (Leicester), Txiki Begiristain (Man City) và Marina Granovskaia (Chelsea) chính là những hình mẫu về những GĐTT thực sự hiệu quả. 10 năm trước, HLV Harry Redknapp còn sửng cồ: “Thật là chẳng ra thế nào cả khi có ai đó bảo tôi cần phải làm gì”. Giờ thì các đội bóng Anh đều đã coi GĐTT là một vị trí rất quan trọng của đội bóng.

    Comolli (bìa phải) từng để lại nhiều dấu ấn trên cương vị GĐTT của Tottenham

    GĐTT làm gì?

    Một trong những tranh cãi bất tận là GĐTT cần làm những gì, làm thế nào cho đủ, cho hiệu quả. Nguồn tin kể trên phân tích: “Những phạm vi chính trong công việc của mỗi GĐTT là gì? Mọi người có vẻ đã chấp nhận rằng GĐTT lo chuyện tuyển trạch, lo chuyện hợp đồng. Mọi người có vẻ đã chấp nhận rằng GĐTT đảm trách cả những đầu việc liên quan đến học viện bóng đá, khâu khoa học và y tế thể thao trong đội. Dù vậy, có vẻ mọi người vẫn chưa thống nhất được rằng GĐTT chính là chuyên gia bóng đá nói chung của mỗi CLB.

    Ông chủ đội bóng nên thuê GĐTT là một chuyên gia bóng đá, người có thể đưa ra cho ông chủ đội bóng những lời khuyên về: đội bóng nên mua ai, bán ai, chiến lược đào tạo thế nào, có nên sa thải HLV hay không? Có nên ký hợp đồng mới với HLV hay không? Nếu chọn HLV mới thì nên mời ai?

    Có vẻ như vẫn còn những ông chủ hay chủ tịch đội bóng thích toàn quyền đưa ra các quyết định về HLV. Và liệu họ có phải chuyên gia về những quyết định này? Không”.

    Khi được nghe về phân tích trên, Comolli đưa ra quan điểm: “Tôi không nghĩ mọi thứ chỉ đơn giản GĐTT là chuyên gia bóng đá, còn ông chủ đội bóng chỉ ký séc. Ngày càng nhiều đội bóng đưa ra những quyết định hệ trọng nhất dựa vào những bàn luận tập thể. Và tôi thấy rằng đó là cách chuẩn bài. Nếu như tôi vẫn đang là GĐTT hay vào một ngày nào đó tôi đảm nhiệm lại vai trò GĐTT, tôi sẽ chẳng mặc cả với ông chủ đội bóng của mình rằng: “Tôi sẽ đưa ra mọi quyết định, tôi sẽ chọn HLV, tôi sẽ quyết mua ai, bán ai, tôi sẽ bảo ngài cần làm gì và ngài cần nghe theo tôi.

    Ví dụ, việc chọn HLV cần được quyết định bởi một hội đồng trong đội bóng, chứ không phải bởi một cá nhân nào. Tôi không nghĩ ông chủ đội bóng nên toàn quyền quyết định chuyện này. Và tôi cũng không nghĩ GĐTT cần toàn quyền quyết định chuyện này”.

    GĐTT Ashworth của Brighton chia sẻ: “Tôi sẽ chẳng thể rành về y tế hơn các chuyên gia y tế, chẳng thể rành về đào tạo hơn các chuyên gia đào tạo, chẳng thể rành về khoa học thể thao hơn các chuyên gia khoa học thể thao. Nên cách làm của tôi là tìm thuê những người phù hợp, giỏi chuyên môn hơn mình trong từng lĩnh vực và sắp xếp, ghép nối họ thành một khối làm việc ăn ý, nhịp nhàng và hiệu quả”.

    Tại sao GĐTT cần nhiều thời gian tìm HLV?

    Comolli bình luận việc các fan hay đòi hỏi GĐTT phải tìm ngay HLV mới cho đội bóng của mình khi cần là không thỏa đáng. Công cuộc khoanh vùng ứng viên HLV và thương lượng để đưa ứng viên HLV về rất phức tạp và tốn thời gian. Comolli dẫn giải: “Đâu phải vô cớ mà Tottenham liên hệ với gần 10 ứng viên mới bổ nhiệm được HLV mới, Real thuê lại HLV Carlo Ancelotti – người mà họ sa thải 5 năm trước hay Bayern phải chi 25 triệu euro để có HLV Julian Nagelsmann – người được đánh giá cao nhưng dù sao vẫn chưa có được danh hiệu nào”.

    Tuyệt nhất là GĐTT hợp cạ HLV

    Comolli đánh giá lý tưởng nhất với mỗi đội bóng là có được HLV và GĐTT hợp cạ với nhau. Ví dụ như các cặp Pep – Begiristain ở Man City, Klopp – Edwards ở Liverpool hay Farke – Webber ở Norwich.

    ĐIỆP ANH • 14:56 ngày 20/07/2021
    Tags:

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay