Ít ngày qua, Liverpool phải hứng chịu vô số chỉ trích, thậm chí bị chửi là tiểu nhân khi họ lợi dụng kẽ hở trong chính sách hỗ trợ của chính phủ do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 để trục lợi.
Cụ thể, Liverpool đã cho một số nhân viên tạm nghỉ giữa đại dịch Covid-19. Họ thực tế vẫn có tên trong biên chế song không được trả lương. Nhằm hỗ trợ những nhân viên theo diện này, chính phủ Anh đang đề nghị trả 80% tiền lương của họ, lên đến 2.500 bảng mỗi tháng cho đến khi họ trở lại làm việc toàn thời gian.
Về phía Liverpool, đội chủ sân Anfield khẳng định họ sẽ trả nốt 20% khoản tiền còn lại để đảm bảo các nhân viên kể trên vẫn nhận đủ 100% tiền lương. Chính điều này làm các nhân viên cùng đông đảo cổ động viên bức xúc, bởi đơn giản Liverpool không hề thiếu tiền, thay vào đó, chỉ giả nghèo giả khổ. Năm ngoái, Liverpool đã ghi nhận lợi nhuận kỷ lục 42 triệu bảng.
Do nhận quá nhiều "gạch đá", Liverpool đã quay ngoắt 180 độ khi giám đốc điều hành Peter Moore phải thừa nhận: "Chúng tôi đã phạm sai lầm với thông báo đội bóng dự định sẽ áp dụng kế hoạch của chính phủ để trả lương cho các nhân viên tạm nghỉ vì dịch Covid-19. Thành thật xin lỗi về điều đó".
Đây không phải lần đầu tiên Fenway Sports Group, chủ sở hữu của Liverpool, lật ngược một quyết định gây tranh cãi. Vào tháng 2/2016, họ đã từ bỏ kế hoạch giới thiệu giá vé với giá 77 bảng, sau khi hàng loạt người hâm mộ biểu tình tại sân Anfield.
Theo ý kiến của cựu hậu vệ Man United, Gary Neville, việc CLB giàu có như Liverpool sử dụng chiêu bài "giả nghèo giả khổ" có thể là một cách PR, quảng bá thương hiệu. Dù vậy, đây là cách làm chẳng hay ho gì và chỉ làm danh tiếng của đội bóng thêm tổn hại. Với số tiền kếch xù từ chủ sở hữu, Liverpool thừa sức trả tiền cho toàn bộ nhân viên.
XEM THÊM
Tròn 1 năm Tottenham chuyển sang SVĐ mới: Phú quý giật lùi
Tottenham: Vật đổi sao dời nhưng Son vẫn thế!
Các ngôi sao tại Premier League nghi ngờ về động cơ giảm lương của CLB