Bóng Đá Plus trên MXH

M.U 1998/99: Đỉnh cao nghệ thuật quản trị nhân sự của Sir Alex Ferguson
20:23 ngày 24/03/2020
1998/99 là mùa giải thành công nhất trong lịch sử Manchester United với cú ăn ba kỳ vĩ. Và HLV Ferguson tạo nên chiến công hiển hách bằng cách quản lý một đội hình tinh gọn, hay nói cách khác là nghệ thuật quản trị nhân sự “Quýhồ tinh, bất quý hồ đa”.

    Dẫn chứng cụ thể, Ferguson chỉ sử dụng 23 cầu thủ trong suốt mùa giải lịch sử ấy. Tại Ngoại hạng Anh chỉ có Aston Villa và Wimbledon có quy mô nhân lực nhỏ tương tự. Một khía cạnh khác, M.U là một trong ba đội sử dụng nhiều cầu thủ dưới 23 tuổi nhất khi mùa giải khởi tranh. Bằng chứng là độ tuổi trung bình của các cầu thủ M.U trên sân không tính thủ môn là 24,7.

    Sở dĩ không tính đến thủ môn vì vị trí này có đặc thù riêng. Thứ nhất luôn có suất đá chính. Thứ hai thường lớn tuổi. Thứ ba, vì vậy kéo mọi thông số trở nên sai lệch. Và độ tuổi trung bình không tính thủ môn của M.U trẻ thứ ba tại Ngoại hạng Anh, sau Leeds United của David O’Leary và Southampton của Dave Jones.

    Nếu so sánh với mùa giải này, M.U của Fergie sẽ là đội trẻ tuổi thứ tư tại Ngoại hạng Anh, ngang… Arsenal. Thế nên, tuổi tác là một yếu tố quan trọng nhưng tài năng mới là yếu tố tiên quyết. Và M.U mùa 1998/99 sở hữu cả một kho tài năng.

    Cần nhấn mạnh thêm, Alex Ferguson xây dựng một tập thể không chỉ hội tụ những cầu thủ xuất sắc mà còn sát cánh bên nhau lâu hơn bất kỳ đội bóng nào khác tại Ngoại hạng Anh 1998/99. Theo tính toán, thời gian sát cánh bình quân các cầu thủ M.U là 2,8 năm, so với ngày nay chưa phải là con số gì quá khủng khiếp, song thời bấy giờ đủ để cấu thành một đội bóng vừa trẻ trung vừa kinh nghiệm.

    Sir Matt Busby, vị chiến lược gia huyền thoại của M.U, người từng tạo dựng “Những đứa trẻ của Busby” lừng danh, từng nói một câu kinh điển: “Bạn đủ giỏi tức bạn đủ tuổi”. Và Lứa 92 chắc chắn khiến Busby thấy tự hào.

    Sir Alex giành cú "ăn ba" vĩ đại cùng M.U chỉ với 23 cầu thủ

    Sự trẻ trung là một yếu tố làm phong phú thêm công thức thành công của M.U, nhưng ngoài ra, những vụ chuyển nhượng khôn ngoan và chính xác đã giúp Quỷ đỏ được đáp đền xứng đáng. Trước sự bứt phá của Arsenal, nhà vô địch Ngoại hạng Anh 1997/98, mùa Hè 1998, M.U thực hiện 3 thương vụ mà cả 3 đều thành công. Một kỳ chuyển nhượng thành công vô tiền khoáng hậu.

    Jaap Stam lẫn Dwight Yorke đều ra sân hơn 2.500 phút, với Stam là hậu vệ đắt giá nhất thế giới thời điểm đó (10,75 triệu bảng) và Yorke là tân binh đắt giá nhất lịch sử (12,6 triệu bảng). Jesper Blomqvist chuyển đến từ Parma với giá 4,4 triệu bảng là thương vụ cuối cùng M.U thực hiện và thực hiện tròn trịa vai trò chuyên gia dự bị.

    Blomqvist cũng chính là trường hợp điển hình cho chiến lược xoay tua lực lượng của Alex Ferguson ở mùa 1998/99, mùa giải chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất về thời gian thi đấu bình quân của mỗi cầu thủ trong lịch sử Ngoại hạng Anh, tức thời gian thi đấu được san đều hơn cho từng thành viên.

    Kết luận trên được đưa ra dựa trên phương pháp chia số phút thực tế cho số phút tối đa mà mỗi cầu thủ thi đấu trong một mùa (số vòng đấu nhân với 90 phút). Suốt 27 năm qua, bình quân số phút thi đấu của một cầu thủ bóng đá tại Ngoại hạng Anh đi theo chiều hướng giảm. Nguyên nhân là quy mô đội hình ngày càng lớn và tiến bộ trong khoa học thể thao giúp các cầu thủ được bảo vệ nhiều hơn.

    21 năm trước tại Ngoại hạng Anh, M.U đã đánh bại Everton với tỷ số 3-1 trong một trận đấu không Paul Scholes, Ryan Giggs, Roy Keane hay Denis Irwin. Chiến thắng này chứng tỏ sức mạnh bất chấp đội hình bị đánh giá mỏng của Quỷ đỏ. Ngoài ra, với việc đội hình không có quá nhiều xáo trộn so với mùa trước đó, chiến thắng trước Everton cũng cho thấy giá trị của việc xây dựng lực lượng ít nhưng tinh.

    Biểu đồ bên dưới cho thấy lực lượng M.U đã được sử dụng như thế nào tại Ngoại hạng Anh 1997/98, một năm trước cú “ăn ba”. Trục tung biểu thị số phút thi đấu còn trục hoành là độ tuổi của các cầu thủ.  

    Ngoài ra, đường kẻ màu trắng biểu thị thời gian từ khi cầu thủ gia nhập M.U đến “hiện tại”, tức mùa 1997/98. Ví dụ như Gary Neville, hậu vệ cánh phải này được đôn lên đội một năm 18 tuổi và “hiện tại” là 22 tuổi. Cuối cùng, dải màu đỏ biểu thị quãng thời gian đỉnh cao của cầu thủ bóng đá, kéo dài từ 24 đến gần 30 tuổi.

    Biểu đồ mùa 1997/98 cho thấy M.U có 5 cầu thủ “trụ cột” (thi đấu trên 80% thời gian tối đa), 7 cầu thủ ra sân thường xuyên (50-80%). Điều đáng chú ý, nhóm cầu thủ ra sân “thường xuyên” theo định nghĩa này có Gary Pallister, Teddy Sheringham và Irwin.

    Tuy vậy, nhìn chung M.U mùa 1997/98 là đội bóng dựa vào sức trẻ. Tất cả Lứa 92 đều ra sân trên 2.000 phút, tương đương 22 trận/38 trận của mỗi mùa tại Ngoại hạng Anh. Nhưng một năm sau, mùa 1998/99 mới chứng kiến sự lên ngôi của lớp trẻ.  

    Đơn cử trường hợp Roy Keane, tiền vệ này leo từ nhóm dự bị (ít ra sân - thi đấu dưới 1.000 phút, 50% thời gian tối đa) lọt vào nhóm trụ cột (là cầu thủ ra sân nhiều thứ 5 toàn đội). Ngược lại, Pallister và Sheringham từ nhóm ra sân “thường xuyên” rơi vào nhóm “dự bị”, vì sự xuất hiện của Stam và Yorke.

    Cách điều chỉnh khôn ngoan làm giảm dần vai trò của các cầu thủ lớn tuổi và kế thừa bằng những cầu thủ đang ở độ tuổi đỉnh cao sự nghiệp, là điều các đội bóng cho đến ngay thời đại ngày nay vẫn có thể học hỏi từ Sir Alex.

    Tựu trung, bằng cách điều chỉnh hợp lý các nhóm cầu thủ, Ferguson có thể tinh gọn lực lượng chỉ với 23 cầu thủ của mình. Ý tưởng này tương đối xa lạ, và có phần mang tính cách mạng vào lúc bấy giờ để dẫn đến chiến công hiển hách bậc nhất lịch sử túc cầu. Nghệ thuật quản trị nhân sự này, đã và đang được đội bóng nghiên cứu và áp dụng, nhưng còn lâu mới có thể nhân rộng.

    XEM THÊM

    Grealish là giải pháp tốt hơn Maddison dành cho M.U

    Covid-19 'khai tử' các bản hợp đồng bom tấn

    Thấy và chưa thấy gì từ cuộc họp quyết định số phận Premier League?

    Ngọc Trung • 20:23 ngày 24/03/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay