Bóng Đá Plus trên MXH

M.U tụt hậu khâu đào tạo trẻ vì tự mãn
13:49 ngày 12/04/2020
M.U có truyền thống xây dựng thành công dựa trên nền tảng là những cầu thủ trẻ trưởng thành từ chính lò đào tạo của CLB. Quỷ đỏ có rất nhiều thế hệ nổi tiếng, từ nhóm trẻ của Sir Matt Busby, cho tới thế hệ 1992 của Sir Alex. Nhưng 1 thập kỷ trở lại đây, đào tạo trẻ M.U đang dần tụt hậu…

    Từ “Busby Babes” cho tới “Class of ’92”
    M.U trong quá khứ luôn dẫn đầu về đào tạo trẻ ở Anh. Đội bóng này luôn xây dựng thành công, mang về nhiều danh hiệu lớn với nòng cốt là những cầu thủ trẻ trưởng thành từ chính lò đào tạo của CLB.

    Thế hệ trẻ nổi tiếng đầu tiên của M.U là những đứa trẻ của Sir Matt Busby, hay chúng ta thường gọi là “Busby Babes”. Thế hệ này giúp M.U vô địch giải trẻ của LĐBĐ Anh (FA) trẻ 5 lần trong những năm 50 thế kỷ trước. Ngôi sao nổi tiếng nhất của “Busby Babes” là Sir Bobby Charlton, người giúp M.U làm mưa làm gió ở giải VĐQG Anh cách đây hơn hơn 50 năm với 2 lần đăng quang mùa 1955/56, 1956/67.

    Thảm họa Munich 1958 đã cướp đi sinh mạng hầu hết thành viên của “Busby Babes”. Nhưng truyền thống Quỷ đỏ thì không thể mất đi bởi tai nạn máy bay kinh hoàng. Bởi chỉ 10 năm sau, một thế hệ trẻ khác trưởng thành từ chính lò đò tạo của Quỷ đỏ, đã giúp M.U trở thành đội bóng đầu tiên của nước Anh vô địch C1 (1967/68). Quỷ đỏ năm đó đăng quang với đội hình gồm 8 cầu thủ trẻ do chính họ đào tạo, bao gồm cả người còn sống sót sau thảm hoạ Munich, Bobby Charlton.

    Sau này, lò trẻ M.U càng nổi tiếng hơn với thế hệ 1992 (Class of ’92) của Sir Alex Ferguson. Đội hình với những David Beckham, Ryan Giggs, Paul Scholes, Gary Neville… đã giúp Quỷ đỏ thống trị Premier League những năm 90 và đỉnh cao là “cú ăn ba” vĩ đại mùa 1998/99.

    M.U có nhiều giá trị khiến CĐV phải yêu mến họ. Và một trong số đó là truyền thống đào tạo trẻ.

    Jesse Lingard, ngôi sao trẻ đang sa sút không phanh của M.U

    Đào tạo trẻ tụt hậu trong 10 năm qua
    Mùa 2010/11, thế hệ trẻ M.U với những Paul Pogba, Jesse Lingard, Ravel Morrison đã vào chung kết, rồi vô địch FA trẻ. Tiếc thay, đó lại là lần gần nhất Quỷ đỏ được góp mặt trong một trận chung kết giải trẻ FA. Một thập kỷ qua, trong khi Chelsea và Man City thống trị giải đấu này, thì M.U như biến mất trên bản đồ bóng đá trẻ ở xứ sương mù. Câu hỏi đặt ra là vì sao?

    Lý do đầu tiên là vì sự tự mãn và thiếu đầu tư. Sau nhiều thập kỷ thành công liên tiếp, Quỷ đỏ bắt đầu trở nên tự mãn, kiêu căng trong đào tạo trẻ. Họ không còn tập trung và đầu tư nhiều vào “vườn ươm” của mình nữa. Trong khi đó, các đối thủ như Man City lại chú trọng, đầu tư rất nhiều. Ví dụ, Man City đưa các tài năng nhí của họ vào học tập trong một trường tư và đảm bảo giáo dục cho tới khi các cầu thủ 18 tuổi. M.U thì không. Quỷ đỏ nghĩ rằng tên tuổi, danh tiếng của họ là đủ sức hút để thuyết phục gia đình các tài năng trẻ. Điều này từng đúng trong quá khứ. Nhưng không phải là bây giờ. Bởi M.U đâu còn ở cái vị thế thống trị Premier League như khi còn Sir Alex Ferguson để mà kiêu ngạo. Trung tâm đào tạo AON Training Complex ở Carrington của M.U vẫn là học viện tốt, nhưng lúc này nó không còn là số 1.

    Lý do tiếp theo nằm ở chính sách tuyển mộ. Trước đây, Quỷ đỏ chỉ tập trung vào những tài năng trẻ người Anh, mà họ lại bỏ qua thị trường rộng lớn nước ngoài. Chính bởi vậy, M.U để mất nhiều cậu bé có tiềm năng ở độ tuổi 11-12-13 vào tay đối thủ trực tiếp. Ví dụ như sao trẻ của Arsenal hiện nay là Gabriel Martinelli từng thử việc ở Old Trafford nhưng bị Quỷ đỏ từ chối.

    Lý do cuối cùng và quan trọng nhất là sự ra đi của Sir Alex Ferguson. Sau khi Sir Alex chia tay Old Trafford, thành tích trên sân cỏ của M.U không còn được đảm bảo. Gần 10 năm qua, danh hiệu lớn duy nhất mà họ có chỉ là chức vô địch Europa League cùng Jose Mourinho. Chính bởi vậy, những HLV mà Quỷ đỏ bổ nhiệm sau thời Sir Alex luôn phải chịu sức ép thành công ngay lập tức. Louis van Gaal, Jose Mourinho là những HLV trong tình cảnh như vậy. Khi phải hướng tới mục tiêu là vô địch Premier League trong thời gian ngắn, bạn sẽ chọn con đường nào? Con đường ngắn nhất chắc chắn là đầu tư cho đội 1, mang về những ngôi sao sáng, chứ không phải đầu tư vào cầu thủ trẻ, vốn tốn rất nhiều thời gian chờ “chín”.

    Thái độ tự mãn, thiếu đầu tư, và sự ra đi của Sir Alex đã khiến M.U tụt lại. Người khổng lồ trong đào tạo trẻ lại chìm trong giấc ngủ Đông gần 1 thập kỷ qua…

    Kỷ lục “không thể tin nổi”
    Trận đấu với Everton tại Old Trafford mùa này, M.U đã lập kỷ lục trận thứ 4.000 liên tiếp trên mọi đấu trường, đội hình đá chính và dự bị của họ luôn có ít nhất 1 cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của CLB. Trận đầu tiên là vào năm 1937 và kéo dài sau 82 năm. Đó là kỷ lục độc nhất vô nhị tại Anh. “Không thể tin nổi”, cựu danh thủ Nicky Butt thốt lên sau khi chứng kiến M.U chạm cột mốc 4.000 ấy..

    5 - “Busby Babes” đã lập kỷ lục vô địch giải trẻ FA 5 mùa liên tiếp từ 1952-1957. M.U là đội duy nhất trong lịch sử có thành tích này.

    XEM THÊM

    Người cũ Scholes tư vấn giải pháp giúp M.U bắt kịp Liverpool và Man City

    Đề nghị Henderson gia hạn hợp đồng, M.U gửi thông điệp rõ ràng đến Chelsea

    HLV Solskjaer phải vất vả dọn dẹp 'bãi chiến trường' do Mourinho để lại ở M.U

    Phần II: Sự hồi sinh của lứa trẻ!

    MINH VIỆT • 13:49 ngày 12/04/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay