Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
Man City mua Messi như thế nào để lách được FFP?
22:44 ngày 04/09/2020
Barca yêu cầu bất cứ CLB nào muốn mua Messi phải chi gần 700 triệu bảng để phá hợp đồng. Đấy chính là điều Man City không muốn nghe nhất vì nó đẩy họ vào cái bẫy của FFP.

    Hiện tại, chúng ta đều biết rằng Man City đã sẵn sàng mua Lionel Messi nếu cầu thủ này rời Barcelona. Nhưng không ai biết họ làm thế nào để lách được luật Công bằng Tài chính (FFP) của UEFA?

    Cho dù đã chiến thắng UEFA tại Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS), Man City sẽ không bao giờ thoát khỏi sự nghi ngờ rằng những thương vụ siêu bom tấn của họ đều lấy tiền từ các nguồn tài chính hoàn toàn không hợp pháp, mặc cho CAS thấy không có vấn đề gì.  

    Mặc dù chưa ai có con số cụ thể nào liên quan đến việc Man City đón Messi từ Barca, nhưng hãy giả dụ rằng, Man City sẽ trả cho Barca 150 triệu bảng để có Messi, cộng thêm 60 triệu bảng mỗi năm tiền lương cho một bản hợp đồng 5 năm.

    Như thế, khoản tiền 150 triệu bảng sẽ được chia cho 5 năm, vì vậy, mỗi năm Man City mất 30 triệu bảng. Cộng thêm khoản tiền lương 60 triệu bảng mỗi năm, tổng cộng Man City sẽ phải chi 90 triệu bảng một năm để có sự phục vụ của Messi.

    Nhưng đâu chỉ có Messi, mùa này, Man City đã mua Nathan Ake và Ferran Torres, chưa kể sắp tới có thể là Koulibaly. Như thế, tổng số chi tiêu của Man City trong năm nay sẽ rất lớn. Cho dù, ở khía cạnh đánh giá của FFP, Man City tỏ ra vẫn rất lạc quan.

    Trong 3 năm qua, Man City đã kiếm được 31 triệu bảng tiền lời, và đó là trước khi tính đến các khoản miễn trừ mà UEFA cho phép vì các mục đích FFP.

    Chi phí cho học viện đào tạo sẽ ngốn ít nhất 15 triệu bảng mỗi năm, chi phí cho CLB bóng đã nữ và các dự án cộng đồng tiêu thêm 3 triệu bảng và khoản chi cho cơ sở hạ tầng trung bình là 15 triệu mỗi năm.

    Messi chính là cầu thủ mà Man City thèm khát

    Trong giai đoạn 2016-2019, Man City có “lợi nhuận” FFP vào khoảng 107 triệu bảng, so với mức lỗ cho phép là 26,8 triệu bảng, vì vậy, CLB này vẫn còn rất nhiều thặng dư để cân bằng tài chính trong tương lai.

    Thêm vào đó, trong những năm gần đây, Man City chi tiêu ngân sách rất thận trọng vì lời đe doạ "rút phép thông công" Champions League của UEFA.

    Mùa Hè năm ngoái, Man City đã không ký hợp đồng với trung vệ Harry Maguire từ Leicester City là họ vì không muốn bị cho là chi tiêu quá đà trong khi vẫn đang bị điều tra. Nhưng điều này không giúp họ tránh được án cấm tham dự các cúp châu Âu 2 năm từ UEFA trước khi được CAS giải vây.

    Việc khiếu nại lệnh cấm của UEFA thành công và có đủ điều kiện tham dự Champions League trong 2 mùa tiếp theo có thể đem lại cho Man City 200 triệu bảng từ tiền tài trợ, tiền tham dự giải, tiền chia từ giải đấu nếu như họ vẫn vào được tứ kết Champions League.

    Điều đó có nghĩa là vấn đề quan trọng nhất đã được Man City thu xếp ổn thoả. Tuy nhiên, nếu đón Messi từ Barca, liệu mức tiền mà CLB này phải chi ra sẽ là bao nhiêu? Rõ ràng, nếu Man City có thể chiêu mộ cầu thủ 33 tuổi này theo dạng chuyển nhượng tự do, thì mọi chuyện sẽ tốt hơn rất nhiều.

    Họ chỉ còn phải 60 triệu bảng mỗi năm cho khoản tiền lương của Messi. Con số này thấp hơn khoản thu hàng năm của Messi ở Barca là 100 triệu bảng, song 40% của con số này đến từ các thoả thuận cá nhân.

    Nhưng rắc rối về điều khoản ra đi tự do hay phải phá hợp đồng khiến Man City lo ngại FFP

    Bảng dưới đây cho thấy các mức chi phí hàng năm khác mà Man City phải chịu dựa theo các mức phí chuyển nhượng khác nhau, và dựa trên việc Messi  nhận lương tương đương ở Barcelona. Có thông tin cho rằng, Messi đã được Man City đề nghị hợp đồng có thời hạn 5 năm, trong đó 2 năm cuối cùng thi đấu cho New York City FC.

    Nếu Man City có thể vẽ điều đó như một thỏa thuận 5 năm, các số liệu sẽ như sau. Bảng này cũng bao gồm điều khoản giải phóng hợp đồng trị giá 635 triệu bảng của Messi, mà nói thẳng ra là không có ai chấp nhận bỏ bằng đấy tiền cho dù có thế nào đi nữa.  

    Và điều này cho thấy mức chi phí hàng năm của CLB cho Messi nếu cầu thủ này nhận mức lương tương tự như những người có thu nhập cao nhất hiện tại của Man City trong một hợp đồng 5 năm, thay vì mức lương của anh ấy ở Barca như ở biểu đồ 2.

    Nếu không tập trung quá nhiều vào các hoán vị khác nhau, đây là cách mọi thứ sẽ thể hiện đối với một hợp đồng ba năm như ở biểu đồ cuối cùng dưới đây.

    Các con số xuất hiện như thế nào sẽ phụ thuộc vào những gì sẽ được thỏa thuận, và trong trường hợp đó, điều quan trọng nhất là liệu Man City có thực sự đủ khả năng chi trả những khoản đó hay không? Đặc biệt nếu họ ký hợp đồng với Koulibaly như đã làm với Ake và Torres.  

    Câu trả lời ngắn gọn và khá rõ ràng là thế này: nếu Man City bán cầu thủ, lập tức họ không phải trả lương cho kẻ ra đi, và tiền bán sẽ nổi luôn trong tài khoản ngân hàng tức thì. Không giống như phí mua cầu thủ, phí bán cầu thủ sẽ không bị khấu hao, và từng xu Man City nhận được, sẽ chạy thẳng vào sổ cái kế toán.  

    Việc không phải trả tiền lương của David Silva, một trong những người có thu nhập cao nhất của Man City, sẽ giúp hoá đơn lương của Man City thêm nhẹ gánh.

    55 triệu bảng từ việc bán Leroy Sane cũng khiến nguồn thu tăng lên. Nếu Man City bán Nicolas Otamendi, John Stones, Eric Garcia, Angelino và Oleksandr Zinchenko, họ có thể dùng tiền đó để chi cho các cầu thủ mới.  

    Và ngay cả khi khoản tiền có được từ việc bán và ngừng trả lương cho 6-7 cầu thủ kia không đủ để bù đắp chi phi cho 4 gương mặt mới, trong đó có Messi, Man City vẫn có thể tìm các xoay xở được.

    Theo báo cáo tài chính, trong giai đoạn 2016 – 2019, Man City có khoản lợi nhuận FFP vào khoảng 107 triệu bảng, và FFP cho phép họ lỗ 26,8 triệu bảng.  

    Thêm vào đó, do đại dịch toàn cầu COVID-19 đang diễn ra, các quy tắc của FFP đã được thay đổi. Điều này không có nghĩa là các CLB có thể điên cuồng mua bán bất cứ thứ gì họ thích, nhưng các quy tắc mới có thể giúp ích cho Man City nếu họ cần huy động vốn trong vòng 12 tháng tới.  

    Tóm lại, tài khoản chi tiêu của một CLB thường được tính trong một mùa giải, nhưng do COVID-19, UEFA hiện đang tính tổng lãi/lỗ của mùa giải 2019/20 mùa giải 2020/21 cùng nhau.  

    Vì vậy, nếu Man City ký hợp đồng với Messi và Koulibaly, trong khi không thể bán được những cầu thủ trên trước khi mua Messi, ít nhất họ sẽ có toàn bộ thời gian của mùa giải tới để cố bán. Theo giả thuyết, Man City cũng có thể sẽ bán một ngôi sao với giá hơn 100 triệu bảng ngay bây giờ.  

    Và nếu điều đó là không đủ, CLB chắc chắn sẽ có thể dựa vào những cú hích doanh thu bất thường để ký được hợp đồng với Messi. Do COVID-19, nguồn thu từ ngày thi đấu sẽ biến mất do khán giả không được tới sân, chí ít cho đến hết năm nay, thậm chí cả năm sau.

    Nhưng có thể, thu nhập từ truyền hình sẽ tăng vì 2 lý do: nếu Messi giúp Man City vô địch Premier League và Champions League, CLB sẽ nhận được nhiều tiền thưởng hơn từ nhà đài. Ngay cả khi không vô địch, các trận đấu của Man City có thể sẽ được chiếu trên TV thường xuyên hơn, điều này sẽ mang lại một khoản tiền lớn.  

    Các CLB ở Premier League kiếm được thêm 1 triệu bảng mỗi khi họ xuất hiện trên TV hơn 10 lần trong một mùa giải. Hãy tưởng tượng, với Messi trong đội hình, Man City sẽ đối tượng được ưu tiên nhất cho lựa chọn phát sóng.

    Tuy nhiên, bến đỗ Man City vẫn là nhiều khả năng nhất với Messi


    Các nhà đài Sky và BT Sport sẽ chỉ muốn phát sóng các trận của Man City - Messi mà thôi. Mùa trước, chỉ có 7 trận đấu của Man City không được chiếu trên TV. Mùa này, nếu Messi gia nhập, con số đó sẽ là 0 trận. Man City sẽ là phòng vé thành công nhất của Premier League kỷ COVID-19.  

    Mặt khác, doanh thu thương mại cũng hứa hẹn bùng nổ. Có Messi - với sức hút khổng lồ và lượng người theo dõi trên mạng xã hội siêu đông - có nghĩa tiền tài trợ của các đối tác cũng phải tăng lên cho tương xứng. Man City hiện có 27 đối tác toàn cầu và 16 đối tác khu vực, và cứ mỗi đối tác trả thêm 1 triệu bảng, bức tranh thu nhập của Man City sẽ tươi rói hơn nhiều.  

    Điều khoản “cầu thủ ngôi sao” với đối tác trang phục thi đấu cũng làm tăng nguồn thu. Với Messi, nhà tài trợ trang phục sẽ phải trả tiền cho Man City nhiều hơn trước đây bởi đây là chủ nhân của 6 QBV.  

    Lợi ích của việc ký hợp đồng với Messi từ quan điểm thương mại có lẽ được minh họa rõ nhất bằng việc Juventus tăng doanh thu sau khi họ ký hợp đồng với Cristiano Ronaldo. Thậm chí, chỉ lợi ích thương mại thôi, chắc chắn sẽ giúp Man City gỡ lại tiền ký hợp đồng với Messi. 

    Nếu bằng cách nào đó Barca sẽ bắt Man City trả điều khoản giải phóng hợp đồng của Messi - điều mà Man City không mong đợi xảy ra. Khi đó, Man City chỉ có thể có Messi nếu bán toàn bộ đội hình của mình.  Nói chung, đây sẽ là một chuyển nhượng rất lung tung và rắc rối!

    XEM THÊM

    Ramos bất ngờ kêu gọi Messi ở lại Barca

    Messi đồng ý điều khoản gia nhập Man City

    SỰ KIỆN NÓNG TRONG NGÀY

    Kỳ Lâm • 22:44 ngày 04/09/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay