Đấy là mùa bóng đầu tiên sau thế chiến 2, diễn ra trong hoàn cảnh khắp nơi đều đang cố gắng gượng dậy từ sự đổ nát. Thể thao sẽ giúp dân chúng xua tan những nỗi nhọc nhằn trong đời sống thường nhật. Nhưng mặt khác, thể thao... trong giờ làm việc lại đe dọa năng suất lao động chung trong toàn xã hội. Vậy nên, không được chơi bóng trong ngày làm việc.
Bây giờ, nhiều người lầm to khi bảo mùa bóng 1946/47 tại Anh từng suýt bị hủy bỏ vì thời tiết khắc nghiệt. Đấy chỉ là lý do gián tiếp. Kỳ thực, người ta làm hồi sinh cuộc tranh cãi nảy lửa trong mùa bóng 1946/47 tại Anh và so sánh với những phiên họp của giới điều hành bóng đá trong vụ Covid-19, là vì một chỗ tương đồng rất... đáng ghét: kinh tế.
Bàn về số phận thể thao của một giải bóng đá mà cứ phải dựa trên những cơ sở kinh tế, và có vẻ như khán giả không bao được xem trọng trong những cuộc họp như thế. Những bộ óc đặc sệt hơi tiền của 73 năm trước và ngay bây giờ hóa ra luôn có điểm chung: “kẹt” quá, thì cứ chơi bóng trong sân đóng cửa!
Chính phủ Anh triệu tập giới điều hành của các môn thể thao có đông khán giả, chứ không riêng gì bóng đá, để yêu cầu: làm ơn đừng thi đấu trong những ngày giữa tuần nữa (vâng, đấy mới là chỗ mấu chốt của sự kiện này). Đây là lúc toàn dân phải tăng năng suất lao động. Điều quan trọng là phải tập trung toàn bộ tinh thần vào các nhà máy, chứ không phải sân bãi thể thao!
Chính phủ Anh muốn giới điều hành các môn thể thao tự thay đổi cho phù hợp. Nhưng ý tưởng này vấp phải không ít sự phản đối. Giới chức điều hành rugby khẳng định tỷ lệ người dân đến xem các trận đấu trong những ngày giữa tuần là không đáng kể. Không ít đám đông khi ấy đã biểu tình chống đối bên ngoài văn phòng chính phủ. Chủ tịch Will Cearns của đội West Ham bình luận: “Đây là ý tưởng kỳ lạ. Tôi nghĩ nó sẽ không thể trở thành hiện thực, trước sự phản đối của công chúng”. Cuối cùng, chính quyền vẫn không nhượng bộ, và các sự kiện thể thao phải tự điều chỉnh.
Bóng đá Anh gặp rắc rối ở chỗ, mùa Đông lạnh giá trong năm ấy đã làm quá nhiều trận đấu bị hoãn rồi. Ngay trước cuộc họp vào tháng 3/1947 vừa nêu, người ta đã phải hoãn 17/44 trận đấu ở 4 đẳng cấp chuyên nghiệp. Đấy là tuần lễ thứ 7 liên tiếp luôn có trận đấu bị hoãn trên sân cỏ Anh. Khi mà Blackpool đã đá 34 trận ở giải VĐQG, thì đội Sheffield United ở cùng đẳng cấp chỉ mới đá 26 trận. Ai cũng biết: các vòng đấu ở giải VĐQG diễn ra vào cuối tuần, và khi cần đá bù thì trận đấu sẽ được tổ chức vào giữa tuần. Bây giờ, chính phủ lại bảo ngày giữa tuần là “để làm việc”.
Nên đá tiếp (nhưng không được dùng những ngày giữa tuần), chấm dứt sớm, hay hủy luôn mùa bóng? Cuối cùng, giới bóng đá Anh quyết định: phải hoàn tất mùa bóng, đến đâu thì đến. Và đấy là một trong những mùa bóng đáng nhớ nhất lịch sử trên quê hương bóng đá, không chỉ vì nó phải kéo dài đến giữa tháng 6.
Trước trận cuối cùng của họ, cả Wolverhampton, Liverpool lẫn Stoke đều có hy vọng vô địch. Với Wolverhampton, chỉ cần thắng Liverpool là đủ. Nhưng Liverpool thắng 2-1 trên sân Stoke để chiếm ngôi đầu bảng đồng thời... hoàn tất mùa bóng. Stoke trở thành ứng cử viên số 1 bởi họ có chỉ số phụ (thương số bàn thắng/bàn bại) tốt hơn Liverpool, và còn đến 2 tuần để chuẩn bị cho trận gặp Sheffield United.
Lạ thay, các cầu thủ và quan chức Stoke kéo nhau đi dự một lễ hội truyền thống, chỉ 2 ngày trước trận đấu mà đến bây giờ người ta vẫn xem là quan trọng nhất trong lịch sử CLB! Đã vậy, Stoke lại còn bỏ đi cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử của họ: huyền thoại Stanley Matthews. Ông đã đồng ý chuyển sang Blackpool trong mùa kế tiếp, và Stoke gạt luôn huyền thoại ra khỏi danh sách. Cuối cùng, Sheffield bất ngờ thắng Stoke, và... Liverpool ăn mừng sau 14 ngày hồi hộp chờ xem trận đấu!
GĐĐH SOUTHAMPTON, MARTIN SEMMENS: “Premier League sẽ là món ăn tinh thần quý ở mùa dịch” Hủy mùa bóng sau 3 vòng 33. Kỷ lục về một trận đấu bị hoãn là 33 lần, thuộc về trận đấu giữa Airdrie và Stranrarer ở Cúp Scotland năm 1963 (cuối cùng Airdrie thắng |
XEM THÊM
Những cầu thủ tăng cân chóng mặt sau khi giải nghệ