Đó đều là những lý do được đưa ra sau thất bại của Man Utd trước Arsenal trong khuôn khổ vòng 8 Premier League vừa qua. Sự áp đặt của Van Gaal ở Old Trafford như chiếc vòng kim cô kìm hãm tất cả và chỉ khi nào được cởi bỏ, Man Utd mới thực sự trở lại với hình ảnh mà người hâm mộ mong muốn.
Van Gaal là một chiến lược gia có tài và cũng thật bất công nếu phủ định sạch trơn những công sức mà “tuy – líp thép” đã mang lại cho đội chủ sân Old Trafford. Thế nhưng, thật khó để nói rằng chiến lược gia người Hà Lan đã đền đáp xứng đáng sự kỳ vọng của ban lãnh đạo cũng như người hâm mộ “Quỷ đỏ” thành Manchester. Với số tiền khổng lồ đã chi ra trên thị trường chuyển nhượng để đưa về hàng loạt tên tuổi nhưng Man Utd vẫn chưa thể tìm ra bộ khung hoàn hảo.
Chưa bao giờ Old Trafford chứng kiến một cuộc chuyển giao rầm rộ đến như thế và tất nhiên đi cùng với nó là sự bất ổn. Vẫn biết rằng, Man Utd cần làm mới mình thời kỳ hậu Sir Alex để tìm lại động lực và khát khao chiến đấu nhưng đội hình vô địch Premier League 2012/13 đã bị Van Gaal “thổi bay” khiến người hâm mộ “Quỷ đỏ” không khỏi ngỡ ngàng.
Thứ nhất, về mặt lối chơi, Van Gaal yêu cầu tất cả phải phục tùng triết lý của ông và không có sự lựa chọn thứ hai. Một đội bóng muốn đi đến thành công tất yếu phải kiên định sách lược đã được vạch ra nhưng điều ấy hoàn toàn trái ngược với sự cứng nhắc. Van Gaal ưa thích kiểm soát bóng nhưng kiểm soát bóng phải hướng đến mục tiêu kiểm soát thế trận và ghi bàn để giành chiến thắng. Nhưng không, nhiều trận đấu đã qua, Man Utd vượt trội đối phương ở khả năng kiểm soát bóng nhưng cuối cùng họ đều thất bại. Điểm mấu chốt là chỉ đạo chiến thuật của Van Gaal. Ông không cho phép các cầu thủ mạo hiểm.
Điều ấy lý giải vì sao Ander Herrera, một cầu thủ đầy sáng tạo nhưng chơi bóng nặng về bản năng hơn lý trí lại không được Van Gaal trọng dụng. Và chính ông cũng từng tuyên bố: “Không phải Di Maria không xuất sắc nhưng anh ấy không xuất sắc theo cách mà tôi muốn”. Chính điều này khiến số 7 đắt giá nhất trong lịch sử M.U phải ra đi chỉ sau một mùa giải.
Van Gaal là một chiến lược gia có tài và cũng thật bất công nếu phủ định sạch trơn những công sức mà “tuy – líp thép” đã mang lại cho đội chủ sân Old Trafford. Thế nhưng, thật khó để nói rằng chiến lược gia người Hà Lan đã đền đáp xứng đáng sự kỳ vọng của ban lãnh đạo cũng như người hâm mộ “Quỷ đỏ” thành Manchester. Với số tiền khổng lồ đã chi ra trên thị trường chuyển nhượng để đưa về hàng loạt tên tuổi nhưng Man Utd vẫn chưa thể tìm ra bộ khung hoàn hảo.
Chưa bao giờ Old Trafford chứng kiến một cuộc chuyển giao rầm rộ đến như thế và tất nhiên đi cùng với nó là sự bất ổn. Vẫn biết rằng, Man Utd cần làm mới mình thời kỳ hậu Sir Alex để tìm lại động lực và khát khao chiến đấu nhưng đội hình vô địch Premier League 2012/13 đã bị Van Gaal “thổi bay” khiến người hâm mộ “Quỷ đỏ” không khỏi ngỡ ngàng.
Van Gaal thay máu M.U mạnh mẽ
Thứ nhất, về mặt lối chơi, Van Gaal yêu cầu tất cả phải phục tùng triết lý của ông và không có sự lựa chọn thứ hai. Một đội bóng muốn đi đến thành công tất yếu phải kiên định sách lược đã được vạch ra nhưng điều ấy hoàn toàn trái ngược với sự cứng nhắc. Van Gaal ưa thích kiểm soát bóng nhưng kiểm soát bóng phải hướng đến mục tiêu kiểm soát thế trận và ghi bàn để giành chiến thắng. Nhưng không, nhiều trận đấu đã qua, Man Utd vượt trội đối phương ở khả năng kiểm soát bóng nhưng cuối cùng họ đều thất bại. Điểm mấu chốt là chỉ đạo chiến thuật của Van Gaal. Ông không cho phép các cầu thủ mạo hiểm.
Điều ấy lý giải vì sao Ander Herrera, một cầu thủ đầy sáng tạo nhưng chơi bóng nặng về bản năng hơn lý trí lại không được Van Gaal trọng dụng. Và chính ông cũng từng tuyên bố: “Không phải Di Maria không xuất sắc nhưng anh ấy không xuất sắc theo cách mà tôi muốn”. Chính điều này khiến số 7 đắt giá nhất trong lịch sử M.U phải ra đi chỉ sau một mùa giải.
Sự cứng nhắc của Van Gaal càng đối lập so với triết lý của Sir Alex. Ngài “máy sấy tóc” đã từng thừa nhận, ông chấp nhận để các học trò mạo hiểm và tìm mọi cách nhanh nhất có thể để đưa bóng tiếp cận khung thành đối phương mỗi khi bị dẫn bàn. Chính điều ấy giúp đoàn quân của Sir Alex tạo nên kỳ tích bằng những lần lội ngược dòng không tưởng.
Thứ hai, Van Gaal chưa từng ưu ái bất kỳ ngôi sao nào; từ Rivaldo, Stoichkov (Barcelona) hay gần nhất là Di Maria và Van Persie (Man Utd). Thế nhưng thật khó hiểu khi chiến lược gia người Hà Lan lại ưu ái đến mức thái quá đối với Rooney và Depay. Rooney với tư cách là đội trưởng, là thủ lĩnh tinh thần của Man Utd hiện tại nhưng phong độ cực kỳ mờ nhạt của “gã Shrek” chính là một trong những nguyên nhân khiến M.U thất bại. Nhiều cổ động viên đã kêu gọi Van Gaal đưa đội trưởng của “Quỷ đỏ” lên băng ghế dự bị, nhường vị trí số 10 cho Ander Herrera hoặc đưa Mata vào đá hộ công nhường vị trí tiền vệ cánh phải cho những nhân tố khác.
Thế nhưng, Van Gaal vẫn khư khư cố chấp khiến Man Utd nhiều lúc thi đấu như chấp người khi có Rooney trên sân. Còn về Depay, lối chơi rườm rà, vẽ vời thái quá của tân binh người Hà Lan khiến tốc độ triển khai bóng của M.U chậm chạp và thiếu hiệu quả hơn hẳn. Nó khác xa so với lối chơi đơn giản nhưng đầy tốc độ mà Ashley Young đã thể hiện. Depay tất nhiên còn trẻ và có tiềm năng lớn nhưng có lẽ Van Gaal nên luân phiên sử dụng để Depay nỗ lực luyện tập và khát khao hơn trong thi đấu thay vì mặc định cho anh một vị trí trong đội hình xuất phát.
Thứ ba, Van Gaal nổi tiếng mát tay trong công tác đào tạo trẻ nhưng hiện tại ở Man Utd, chiến lược gia người Hà Lan khiến người hâm mộ “Quỷ đỏ” thất vọng. “Tulip thép” đã cho Dortmund mượn Adnan Januzaj và rất ít khi sử dụng những Andreas Pereira hay James Wilson mặc dù họ có tiềm năng cũng như khát khao rất lớn.
Thứ hai, Van Gaal chưa từng ưu ái bất kỳ ngôi sao nào; từ Rivaldo, Stoichkov (Barcelona) hay gần nhất là Di Maria và Van Persie (Man Utd). Thế nhưng thật khó hiểu khi chiến lược gia người Hà Lan lại ưu ái đến mức thái quá đối với Rooney và Depay. Rooney với tư cách là đội trưởng, là thủ lĩnh tinh thần của Man Utd hiện tại nhưng phong độ cực kỳ mờ nhạt của “gã Shrek” chính là một trong những nguyên nhân khiến M.U thất bại. Nhiều cổ động viên đã kêu gọi Van Gaal đưa đội trưởng của “Quỷ đỏ” lên băng ghế dự bị, nhường vị trí số 10 cho Ander Herrera hoặc đưa Mata vào đá hộ công nhường vị trí tiền vệ cánh phải cho những nhân tố khác.
Đối với Van Gaal, M.U phải hoàn hảo tới từng chi tiết
Thế nhưng, Van Gaal vẫn khư khư cố chấp khiến Man Utd nhiều lúc thi đấu như chấp người khi có Rooney trên sân. Còn về Depay, lối chơi rườm rà, vẽ vời thái quá của tân binh người Hà Lan khiến tốc độ triển khai bóng của M.U chậm chạp và thiếu hiệu quả hơn hẳn. Nó khác xa so với lối chơi đơn giản nhưng đầy tốc độ mà Ashley Young đã thể hiện. Depay tất nhiên còn trẻ và có tiềm năng lớn nhưng có lẽ Van Gaal nên luân phiên sử dụng để Depay nỗ lực luyện tập và khát khao hơn trong thi đấu thay vì mặc định cho anh một vị trí trong đội hình xuất phát.
Thứ ba, Van Gaal nổi tiếng mát tay trong công tác đào tạo trẻ nhưng hiện tại ở Man Utd, chiến lược gia người Hà Lan khiến người hâm mộ “Quỷ đỏ” thất vọng. “Tulip thép” đã cho Dortmund mượn Adnan Januzaj và rất ít khi sử dụng những Andreas Pereira hay James Wilson mặc dù họ có tiềm năng cũng như khát khao rất lớn.
Nên nhớ rằng, truyền thống của Man Utd được xây dựng từ những sản phẩm “cây nhà lá vườn” mà tiêu biểu nhất là thế hệ của Sir Bobby Charton trước đây hay thế hệ 1992 với Ryan Giggs, David Beckham và anh em nhà Neville. Nếu cứ đổ tiền mua sao mà lãng quên các tài năng trẻ, Man Utd sẽ đánh mất bản sắc và việc đi theo vết xe đổ của Liverpool là không thể tránh khỏi. Sự toả sáng của Paul Pogba chính là bài học nhãn tiền mà Van Gaal có thể tham khảo trước khi quá muộn.
Chặng đường còn lại của mùa giải vẫn còn dài, vẫn còn nhiều cơ hội để Van Gaal khắc phục và đưa “Quỷ đỏ” tiến lên. Thế nhưng, trên báo chí đã nhan nhản những thông tin về việc nội bộ đội chủ sân Old Trafford lục đục, nhất là sự phàn nàn của các cầu thủ về chỉ đạo chiến thuật của Van Gaal. Nếu “tuy – líp thép” không nhanh chóng cởi bỏ chiếc vòng kim cô đang phong toả ở Old Trafford, ông có thể bị trả giá đắt cho chiếc ghế huấn luyện của mình.
Chặng đường còn lại của mùa giải vẫn còn dài, vẫn còn nhiều cơ hội để Van Gaal khắc phục và đưa “Quỷ đỏ” tiến lên. Thế nhưng, trên báo chí đã nhan nhản những thông tin về việc nội bộ đội chủ sân Old Trafford lục đục, nhất là sự phàn nàn của các cầu thủ về chỉ đạo chiến thuật của Van Gaal. Nếu “tuy – líp thép” không nhanh chóng cởi bỏ chiếc vòng kim cô đang phong toả ở Old Trafford, ông có thể bị trả giá đắt cho chiếc ghế huấn luyện của mình.