Dennis Wise, Mick Harford, John Fashanu, Vinnie Jones, Wally Downes và Lawrie Sanchez là những cái tên bắt buộc phải nêu ra, khi người ta kể về nhóm cầu thủ mang danh “Crazy Gang” ở CLB Wimbledon FC trong những năm 1980-1990. Dave Bassett, Bobby Gould và Joe Kinnear là HLV của Wimbledon trong giai đoạn này. Họ trở thành nỗi ám ảnh cho mọi đối thủ trên sân cỏ Anh. Họ làm nên giai đoạn thành công nhất trong toàn bộ lịch sử của CLB Wimbledon, nhưng không phải bằng tài nghệ nhồi bóng tuyệt luân, mà bằng lối chơi tinh quái, đầy bạo lực, nhưng luôn đi kèm với hiệu quả tuyệt vời.
Đấy không còn là “lối chơi” nữa. Vinnie Jones trở thành “đệ nhất ác nhân” trên sân cỏ Anh trước tiên là vì cái ác của cầu thủ này đã tồn tại từ trước khi anh bước vào sân cỏ, và không bao giờ giảm đi sau khi anh đã rời sân. Phải gọi đấy là cả một tinh thần. Cái tinh thần này, như chính Jones đã nói, lan tỏa và ngự trị khắp môi trường Wimbledon thuở ấy.
“Môi trường Wimbledon”? Thuở ấy, các cầu thủ mới ký hợp đồng đều bị Downes “sát hạch” bằng vài “trò chơi” như kéo lê trên mặt sân đầy tuyết, hoặc trói cả hai tay lên trần của chiếc xe hơi đang phóng với tốc độ... bàn thờ. Một cầu thủ Wimbledon phản kháng Fashanu trong giai đoạn ấy từng bị... đánh đến mềm xương, bị ném như miếng giẻ rách trong phòng thay đồ. Muốn được chung mâm trong “Crazy Gang”, cũng đâu phải dễ. Vả lại, ai thèm ngán họ nếu như chính họ còn chưa được “tôn trọng” ngay trong hàng ngũ của mình?
Mọi pha tranh chấp 5-5 của các cầu thủ Wimbledon trong thời kỳ ấy đều ở mức độ trên cả sự cứng rắn. Nếu là tranh chấp bóng sệt, đối phương đành nản chí, ưu tiêu chọn giải pháp an toàn cho bản thân. Nếu là tranh chấp bóng bổng, khả năng cao là sẽ có hình ảnh “rụng như sung”. Họ dùng mọi mánh lới, thủ đoạn, tiểu xảo, theo tinh thần cứ hễ có lợi là làm.
Bạn sẽ dễ dàng có ngay kết quả khi “search” hình ảnh chơi xấu của Vinnie Jones: bức ảnh cầu thủ này... bóp “hạ bộ” siêu sao Paul Gascoigne, đã đi vào huyền thoại. Vẻ lạnh lùng của Jones và sự đau đớn của Gascoigne đều toát lên rõ rệt trong bức ảnh ấy. Jones bình thản trả lời sau đó: “Tôi phải làm thế, vì rất sợ bị Paul biến thành gã hề”. Quá thành thật. Vậy nên, phải hiểu “Crazy Gang” là một nhóm “chân tiểu nhân” với những chỗ kể ra cũng... đáng yêu. Người ta ghét họ. Một số ít yêu họ. Và không ai khinh họ!
Thói đạo đức giả không bao giờ tồn tại trong cách nghĩ và cách làm của nhóm cầu thủ mà Jones đại diện ở Wimbledon. Cũng cần lưu ý: Wise, Harford, Fashanu đều là tuyển thủ Anh; Jones khoác áo Xứ Wales; Sanchez là tuyển thủ Bắc Ireland. Trong cái thời kỳ mà vinh dự khoác áo ĐTQG là vô bờ bến, cứ phải khẳng định: “Crazy Gang” trước tiên đều là những hảo thủ, dù họ chơi ác cỡ nào.
HLV Bassett bắt buộc các cầu thủ Wimbledon phải kiếm được ít nhất 12 quả phạt góc, 12 quả ném biên dài, sút cầu môn 18 lần mỗi trận. Phải chơi bóng đơn giản, trực tiếp đến mức tối đa có thể. Điên ư? Trong vòng 4 năm, Wimbledon tiến từ bảng hạng Tư lên hạng Nhất. Và ngay sau đó, họ thắng Liverpool trong trận chung kết, làm nên bất ngờ lớn nhất trong lịch sử Cúp FA (năm 1988). Lại phải nhắc thêm: Liverpool chỉ có một lần đứng ngoài Top 2 ở Anh trong suốt giai đoạn 1973 - 1991, và trong lần duy nhất ấy thì họ đoạt Cúp C1 châu Âu.
Tiếc thay, đến khi đã có danh hiệu, được các báo lá cải tung hô, lập tức Wimbledon nói chung cũng như “Crazy Gang” tan rã. Họ ra đi với những hợp đồng bộn bạc. Wise trở thành thủ quân thành công nhất lịch sử Chelsea, trước khi John Terry xuất hiện. Jones sau đó nổi tiếng hơn, với các vai diễn “ác hoặc cực ác” trên màn bạc. Fashanu chỉ được nhắc đến trong một scandal bán độ trên tờ The Sun (nhưng không có bằng cớ xác thực tại tòa)... Chẳng bao giờ Wimbledon gượng dậy được nữa, cho đến khi phá sản và trở thành đội Milton Keynes Don vào năm 2004.
3. Vinnie Jones là cầu thủ giữ kỷ lục về việc lãnh thẻ vàng sớm nhất trong toàn bộ lịch sử bóng đá Anh (giây thứ 3, trận gặp Sheffield United vào năm 1992, khi anh khoác áo Chelsea). Vinnie Jones làm gì cũng thành công Bỏ lỡ cơ hội lịch sử |
XEM THÊM
Kẻ khóc người cười vì EURO 2021