Tuy nhiên, nếu vận động viên từ chối nhận hoặc vứt bỏ huy chương vì lý do nào đó, họ sẽ bị phạt rất nghiêm khắc do Olympic đề cao các tiêu chuẩn cao nhất về sự tôn trọng và tinh thần thể thao. Trong quá khứ, đã có 2 trường hợp bị phạt vì hành vi này.
Tại Thế vận hội năm 1992 ở Barcelona, vận động viên cử tạ Ibragim Samadov đã đại diện cho đội tuyển Liên Xô cũ và giành huy chương đồng ở hạng nhẹ. Không hài lòng với kết quả, Samadov đã từ chối cúi xuống để ban tổ chức đeo huy chương vào cổ.
Vận động viên này nhận huy chương bằng tay, sau đó thả nó xuống bục rồi bước đi trong tiếng la ó của các khán giả. Kết quả, Samadov đã bị loại và bị Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cấm thi đấu suốt đời.
Quyết định cấm thi đấu vẫn được duy trì mặc dù Samadov đã xin lỗi. Bởi vậy, ông không đủ điều kiện để vào ngôi đền của những huyền thoại dành cho các vận động viên cử tạ xuất sắc nhất.
Những trò hề của Samadov đã được đô vật người Thụy Điển là Ara Abrahamian bắt chước trong thế vận hội ở Bắc Kinh 2008. Abrahamian thua đô vật Andrea Minguzzi người Italia ở trận bán kết hạng cân 84kg của môn vật Greco-Roman.
Abrahamian cho biết đã có "những sai lầm trắng trợn trong việc phán đoán" và ông cùng huấn luyện viên của mình cáo buộc các trọng tài tham nhũng. Sau khi bắt tay và nhận huy chương đồng, Abrahamian nhanh chóng tháo nó ra, rời khỏi bục nhận huy chương và đặt nó xuống tấm thảm thi đấu.
Sau phiên điều trần, IOC đã nhanh chóng loại và cấm Abrahamian thi đấu vĩnh viễn, đồng thời tấm huy chương cũng trở nên vô hiệu.
"Lễ trao giải là một nghi lễ mang tính biểu tượng cao, được tất cả các vận động viên và những người tham gia khác công nhận. Bất kỳ sự gián đoạn của bất kỳ vận động viên nào, đặc biệt là người giành huy chương, đều là sự xúc phạm đối với các vận động viên khác và phong trào Olympic. Điều này cũng trái với tinh thần chơi đẹp", IOC cho biết.
Lệnh cấm suốt đời sau đó đã được gỡ bỏ với Abrahamian vào năm 2009, nhưng ông đã chán môn thể thao này và không bao giờ đấu vật nữa.